Một trong 63 tỉnh, thành của nước
CHXHCN Việt Nam, là một trong 13 tỉnh thành ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh nằm
ở trung tâm đồng bằng sông, giữa hai con sông Tiền và sông Hậu. Phía Bắc và Tây
Bắc giáp với t. Tiền Giang và Đồng Tháp; phía Đông giáp t. Bến Tre; phía Đông
Nam giáp t. Trà Vinh; phía Tây và phía Nam giáp tp. Cần Thơ, t. Hậu Giang và
Sóc Trăng. Cách tp. Hồ Chí Minh về hướng Bắc 135 km, cách tp. Cần Thơ về hướng
Nam 33 km.
Bản đồ Vĩnh Long(Đại Nam nhất thống dư đồ)
Toàn tỉnh có 8 huyện, thị xã, thành
phố: tp. Vĩnh Long, tx.Bình Minh h. Long Hồ, Măng Thít, Vũng Liêm, Tam Bình,
Trà Ôn và Bình Tân; với 5 thị trấn, 10 phường và 94 xã. Diện tích: 1.504,9 km2,
và dân số là: 1.028.550 người(trung bình 683 người/km2)
Năm 1732, chúa Ninh Vương Nguyễn Phúc
Trú(1725 – 1738) cho thiết lập đơn vị hành chính đầu tiên của tỉnh là châu Định
Viễn[1],
dinh Long Hồ. Lỵ sở của dinh Long Hồ đóng ở thôn An Bình Đông, đạo Trường Đồn[2],
tục danh là dinh Cái Bè(h. Cái Bè, t. Tiền Giang ngay nay).
Năm 1757, vua Chân Lạp là Nặc Nguyên
chết, chú họ là Nặc Nhuận được chúa Nguyễn công nhận quyền Nhiếp chính, để tạ
ơn Nặc Nhuận đã dâng hai phủ Trà Vang(Trà Vinh, Bến Tre), Ba Thắc(Sóc Trăng,
Bạc Liêu). Sau đó, Nặc Nhuận bị con rể là Nặc Hinh giết; con Nặc Nhuận là Nặc
Tôn chạy sang Hà Tiên cầu cứu Mạc Thiên Tứ để nhờ chúa Nguyễn giúp, phong làm
vua nước Chân Lạp. Đổi lại, Nặc Tôn đã nhường đất Tầm Phong Long(Châu Đốc, Sa
Đéc) cho chúa Nguyễn. Để quản lý vùng đất mới, Ký lục Nguyễn Cư Trinh tâu xin
dời dinh Long Hồ qua xứ Tầm Bào, thuộc th.Long Hồ(nay là tx. Vĩnh Long). Dinh
Long Hồ quản lý 1 châu, 4 tổng. Đồng thời, chúa Nguyễn Võ Vương Nguyễn Phúc
Khoát(1738 – 1765) còn đặt thêm 5 đạo là Đông Khẩu ở xứ Sa Đéc; Tân Châu ở Tiền
Giang; Châu Đốc ở Hậu Giang; Kiên Giang(Rạch Giá), và đạo Long Xuyên(Cà Mau)[3].
Vào tháng 11 năm Kỷ Hợi(1779), chúa
Nguyễn Phúc Ánh cho đổi dinh Long Hồ thành dinh Hoằng Trấn, lỵ sở được dời dời
về bãi Bà Lụa(trên cù lao Tân Dinh – nay ấp Tân Dinh, xã An Phú Tân, huyện Cầu
Kè, tỉnh Trà Vinh). Lúc bấy giời dinh lãnh 1 châu là Định Viễn, và có 3 tổng:
Bình An, Bình Dương và Tân An. Năm Canh Tý(1780), chúa Nguyễn lại đổi dinh
Hoằng Trấn thành dinh Vĩnh Trấn, và lỵ sở lại được dời về chỗ cũ th.Long Hồ.
Năm 1803, vua Gia Long cho đổi d.Vĩnh
Trấn thành d.Hoằng Trấn, nhưng năm sau lại đổi thành d.Vĩnh Trấn[4];
đồng thời sáp nhập 2 đạo của tr.Hà Tiên là
Long Xuyên và Kiên Giang vào.
Năm Mậu Thìn, Gia Long thứ 7(1808)[5] đã
cho đổi Gia Định trấn làm Gia Định Thành. Các dinh trước đây được đổi gọi là
trấn, gồm d.Phiên Trấn đổi thành tr.Phiên An, d.Trấn Biên thành tr.Biên Hòa, d.Vĩnh
Trấn thành tr.Vĩnh Thanh, d.Trấn Định đổi thành tr.Định Tường. Các trấn đều
thuộc Gia Định thành. Trấn Vĩnh Thanh đã có những thay đổi: ch.Định Viễn được
nâng lên thành p.Định Viễn, tg.Bình An làm h.Vĩnh An, tg.Bình Dương làm h.Vĩnh
Bình và tg.Tân An làm h.Tân An.
Năm 1810, 2 đạo Long Xuyên và Kiên
Giang được tách trả về cho trấn Hà Tiên. Trấn Vĩnh Thanh chỉ còn 1 phủ, 3
huyện.
Năm Gia Long thứ 12(1813) cho đặt
thêm huyện Vĩnh Định gồm các thôn trên các cù lao Hậu Giang từ Châu Đốc đến cửa
biển, đất đai tuy rộng nhưng dân chúng thưa thớt nên chưa phân tổng mà chỉ có
37 làng. Lúc bấy giờ, phủ Định Viễn gồm có 4 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An, Tân An
và Vĩnh Định.
Năm Quý Mùi, Minh Mạng thứ 4(1823), huyện Tân
An được nâng lên thành phủ và được đổi tên thành phủ Hoằng An; còn tổng Tân
Minh làm huyện Tân Minh, tổng An Bảo thành huyện Bảo An.
Vào đầu năm Nhâm Thìn(1832), dưới
triều vua Minh Mạng thứ 13 đã đổi trấn Vĩnh Thanh thành trấn Vĩnh Long[6];
nhưng đến tháng 10 cùng năm lại đổi trấn thành tỉnh Vĩnh Long. Tỉnh quản lý 3
phủ: Định Viễn, Hoằng An, Lạc Hóa[7];
và 6 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh Trị, Tân Minh, Bảo An, Tuân Nghĩa(Ngãi), Trà Vinh.
Huyện Vĩnh Bình chia ra làm 2 huyện Vĩnh Bình và Vĩnh Trị. Riêng 2 huyện Vĩnh
An và Vĩnh Định tách ra gộp với đất Châu Đốc để thành lập tỉnh An Giang. Vậy,
toàn bộ Nam
kỳ lúc này gồm 6 tỉnh, còn gọi là Nam Kỳ lục tỉnh: Bình Hòa, Phiên An(Gia
Định), Định Tường, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên.
Năm Minh Mạng thứ 18(1837), phủ Hoằng
An tách đất lập thêm phủ mới là Hoằng Đạo; huyện Tân Minh tách ra thành huyện
Tân Minh và Duy Minh, huyện Bảo An tách ra thành huyện Bảo An và Bảo Hựu. Phủ
Hoằng An quản lý 2 huyện Tân Minh và Duy Minh, phủ Hoằng Đạo quản lý 2 huyện
Bảo An và Bảo Hựu.
Đến năm Thiệu Trị thứ 4(1844), phủ
Hoằng Đạo đổi thành phủ Hoằng Trị vẫn coi 2 huyện như cũ. Đến năm Tự Đức thứ
4(1851) bãi bỏ phủ Hoằng An, còn phủ Hoằng Trị quản lý luôn 2 huyện của phủ
Hoằng An. Lúc này, tỉnh Vĩnh Long gồm 3 phủ: Định Viễn, Hoằng Trị, Lạc Hóa; và
8 huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh Trị, Bảo An, Bảo Hựu, Tân Minh, Duy Minh, Tuân Nghĩa,
Trà Vinh.
Ngay sau khi, thực dân Pháp đánh
chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, và ký Hiệp ước
ngày 5/6/1862, chúng bắt đầu thiết lập bộ máy cai trị. Ở các phủ, huyện trước
đây lần lượt được thay thế bằng những đơn vị hành chính mới, gọi là Hạt thanh
tra(Inpection) và đứng đầu mỗi Hạt
thanh tra là một viên “Thanh tra công việc nội chính bản xứ”(Inspecteurs des Affaires Indigènes).
Ngày 6.8.1867, hạt thanh tra Định Viễn
được lập, là một trong 24 hạt thanh tra ở toàn Nam Kỳ. Ngày 5.6.1871, tổng Bình Lễ
của hạt Cần Thơ giải thể nhập vào. Ngày 30.4.1872, khi hạt Trà Ôn được lập thì
tổng Bình Lễ được tách ra để nhập vào hạt Trà Ôn.
Ngày 5/1/1876, Thống đốc Nam Kỳ
Duyperê(Duperré) đã ra nghị định chia toàn bộ Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính
lớn(Circonseription administratives),
và mỗi khu vực hành chính lớn này được chia nhỏ ra thành 19 tiểu khu hành
chính(Arrondissement administratif),
các thôn trước đây đổi gọi là làng; hạt thanh tra Vĩnh Long được đổi thành hạt
tham biện Vĩnh Long. Hạt tham biện Vĩnh Long có 14 tổng, 193 làng[8]. Tổng Bình An có 12 làng; Tổng Bình Chánh có 16 làng; Tổng Bình Hiếu có
26 làng; Tổng Bình Hưng có 10 làng; Tổng Bình Long có 11 làng; Tổng Bình Phú có
10 làng; Tổng Bình Quới có 8 làng; Tổng Bình Thanh có 12 làng; Tổng Bình Thiềng
có 14 làng; Tổng Bình Thới có 19 làng; Tổng Bình Trung có 26 làng; Tổng Bình
Xương có 10 làng; Tổng Minh Ngãi có 10 làng; Tổng Vĩnh Trung có 12 làng
Bản đồ Vĩnh Long hồi đầu thế kỷ XX |
Đến ngày 12.5.1879, tổng Bình Trung
giải thể nhập vào tổng Bình Long. Toàn tỉnh còn 13 tổng.
Sau một thời gian dài tổ chức việc
cai trị, thực dân Pháp đã nhận rõ việc tổ chức hành chính trong chính sách của
trị của chúng chưa hiệu quả, nên Pháp đã thay đổi hệ thống tổ chức hành chính.
Ngày 20/12/1899, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra nghị định đổi Hạt tham
biện(Arrondissement) thành Tỉnh(Province), và nghị định này có hiệu lực
kể từ ngày 1/1/1900[9].
Đến ngày 25.1.1908, Chủ tỉnh Vĩnh Long là Caillard(?) đã ra quyết định chia tỉnh thành 5 quận(Circonscription), gồm có 13 tổng[10].
* Quận Long Châu, gồm 3 tổng, 24 làng:
- Tổng Bình An có 9 làng: Lộc Hòa,
Phước Hậu, Tân Bình, Tân Giai, Tân Hạnh, Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi và Tân
Hiệp.
- Tổng Bình Long có 8 làng: Long An, Long
Phú, Long Phước, Long Phước Tây, Long Đức, Long Hồ và Long Hiệp.
- Tổng Bình Thiềng có 7 làng: Bình
Tịnh, Hạnh Lâm, Long Mỹ, Long Thanh, Sơn Đông, Thiềng Đức và Thiềng Long.
* Quận Chợ Lách, gồm có 3 tổng, 24 làng:
- Tổng Bình Hưng có 8 làng: An Thành,
Bình Lương, Bình Luông, Hòa Ninh, Phú Hiệp, Phụng Đức, Phú Thuận, Tân Phụng
- Tổng Bình Xương có 7 làng: Bình
Chánh, Phú Vinh, Tân Thành, Thới Định, Phước Định, Phú Đa và Bình Sơn.
- Tổng Minh Ngãi có 9 làng: Hưng
Bình, Hưng Hòa, Hưng Lễ, Hưng Long, Hưng Ngãi, Hưng Nh ơn,
Hưng Thạnh, Hưng Trí và Hưng Tín.
- Tổng Bình Thanh có 6 làng: An Long[12], Hòa Mỹ , Nh ơn
Phú, Thanh Phước, Thanh Thủy và Thanh Điền.
- Tổng Bình Chánh có 8 làng: An Hội,
Chánh An, Chánh Hiệp, Chánh Hòa, Chánh Hội, Chánh Thuận, Long Hội Thượng và Tân
Thắng.
* Quận Vũng Liêm, gồm có 3 tổng, 22 làng:
- Tổng Bình Trung có 8 làng: Quang
Đức, Quang Phong, Trung Điền, Trung Hậu, Trung Hào ?(Hòa), Trung Hưng, Trung
Tín và Trung Ngãi.
- Tổng Bình Hiếu có 7 làng: Hiếu Ân,
Hiếu Hiệp, Hiếu Hòa, Hiếu Kinh, Hiếu Ngãi, Hiếu Nh ơn và
Hiếu Nhuận.
- Tổng Bình Quới có 7 làng: Phú Thới,
Thái Bình, Thanh Huệ(? Khê)Phước Thạnh, Trường Thọ và Quới Hiệp.
* Quận Ba Kè, gồm có 2 tổng, 18 làng
- Tổng Bình Phú có 10 làng: Mỹ Hưng, Mỹ
Thạnh Trung, Phú An, Phú Hậu, Phú Lộc, Phú Lộc Đông, Phú Quới, Phú Trường, Phú
Trường Đông và Phú Yên.
-Tổng Bình Thới có 8 làng: Hòa Thuận, Hồi
Luông, Hồi Xuân, Thới Hiệp, Thới Hòa, Tường Lộc, Tường Thạnh và Tân An Tây.
Ngày 9.2.1913, tỉnh Sa Đéc sáp nhập
vào tỉnh Vĩnh Long. Ngày 10.12.1913 lập thêm quận Cao Lãnh và Sa Đéc; đến ngày
1.4.1916, lập quận Lai Vung đều thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 29.6.1916 lỵ sở của quận Bà Kè
được chuyển từ Ba Kè ra Chợ Mới, còn gọi là quận
Chợ Mới. Ngày 9.2.1917, quận Long Châu đổi tên
thành quận Châu Thành. Tỉnh được chia lại thành 4 quận là Châu Thành (tỉnh lỵ),
Chợ Lách, Vũng Liêm và Chợ Mới. Từ ngày 7.
11.1917, quận Chợ Mới được đổi tên thành quận
Tam Bình. Toàn tỉnh gồm 7 quận, 24 tổng, 176 làng[13]:
* Quận Châu Thành, gồm có 5 tổng, 33 làng:
- Tổng Bình An, gồm có 10 làng: An
Hiệp, Tân Bình, Tân Hiệp, Lộc Hòa, Tân Giai, Tân Hòa, Phước Hậu, Tân Hạnh, Tân
Hội và Tân Ngãi.
- Tổng Bình Long, gồm có 8 làng: Long
An, Long Đức, Long Hồ, Long Châu, Long Hiệp, Long Phú, Long Phước, Long Phước
Tây.
- Tổng Bình Thiềng, gồm có 7 làng:
Bình Tịnh, Long Mỹ, Sơn Đông, Hạnh Lâm, Long Thanh, Thiêng Đức, Thiêng Long.
- Tổng Bình Hưng, gồm có 8 làng: An
Thành, Bình Long, Phụng Đức, Bình Lương, Hòa Ninh, Phú Hiệp, Phú Thuận, Tân
Phong.
* Quận Chợ Lách, gồm có 3 tổng, 22 làng:
- Tổng Bình Xương, gồm có 7 làng:
Bình Chánh, Bình Sơn, Phú Đa, Phú Vinh, Tân Thạnh, Phước Định, Thới Định.
- Tổng Minh Ngãi, gồm có 9 làng: Hưng
Bình, Hưng Hòa, Hưng Lễ, Hưng Long, Hưng
Nh ơn, Hưng Tín, Hưng Ngãi, Hưng
Thành, Hưng Trị.
- Tổng Bình Thanh, gồm có 6 làng: An
Hương, Hòa Mỹ , Nh ơn Phú, Thanh Điền, Thanh Phước, Thanh
Thủy.
* Quận Vũng Liêm, gồm có 3 tổng, 21 làng:
- Tổng Bình Hiếu, gồm có 4 làng: Hiếu
Ân, Hiếu Kinh, Hiếu Nh ơn, Hiếu Thuận.
- Tổng Bình Quới, gồm có 7 làng: Phú
Thới, Quới Hiệp, Thái Bình, Phước Thạnh, Tân An Đông, Thanh Khê, Trường Thọ.
- Tổng Bình Trung, gồm có 10 làng:
Quang(Quãng?) Đức, Trung Điền, Trung Hòa, Quảng Phong, Trung Hậu, Trung Hưng,
Trung Ngãi, Trung Trạch, Trung Tín, Trung Trị.
* Quận Tam Bình, gồm có 3 tổng, 26 làng:
- Tổng Bình Phú, gồm có 10 làng: Mỹ
Hưng, Mỹ Thạnh Trung, Phú An, Phú Hậu, Phú Quới, Phú yên, Phú Lộc, Phú
Trường(?) Đông, Phú Lộc Đông, Phú Trường.
- Tổng Bình Thới, gồm có 8 làng: Hòa
Thuận, Tường lộc, Tân An Tây, Hồi Luông, Thới Hiệp, Tường Thạnh, Hồi Xuân, Thới
Hòa.
- Tổng Bình Chánh, gồm có 8 làng: An
Hội, Chánh Hòa, Long Hội Thượng, Chánh An, Chánh Hội, Tân Thắng, Chánh Hiệp,
Chánh Thuận
* Quận Sa Đéc, gồm có 5
tổng, 39 làng:
- Tổng An Hội, gồm có 4 làng: An
Tịch, Thượng Vă n, Tân Hưng, Tân Xuân
- Tổng An Mỹ, gồm có 14 làng: An Hòa
Đông, Khánh An Đông, Phú Nh uận, An Thuận, Phú Hựu, Tân An Đông, Hòa
Hưng, Phú Nhơn, Tân Hựu, Tân Hựu Đông, Tân Long, Tân Hựu Trung, Tân Nhơn, Phú
Hòa[14]
- Tổng An Trung, gồm có 6 làng: Bình
Tiên, Hòa Khánh, Tân Quy Tây, Tân Phú Đông, Tân Phú Trung, Vĩnh Phước.
- Tổng An Thạnh Hạ, gồm có 6 làng:
Long Khánh, Tân Đông, Tân Khánh Tây, Tân An Trung, Tân Khánh, Tân Quy Đông.
- Tổng Phong Nẫm, gồm có 9 làng:Bình
Hàng Trung, Mỹ Hội, Mỹ Thọ, Bình Hàng Tây, Mỹ Hiệp, Mỹ Thành, Bình Thạnh, Mỹ
Long, Mỹ Xương.
* Quận Cao Lãnh, gồm có 3 tổng, 19 làng:
- Tổng Phong Thạnh, gồm có 7 làng: An
Bình, Nhị Mỹ, Mỹ Ngãi, Mỹ Thạnh, Phong Mỹ, Mỹ Trà, Tân An.
- Tổng An Tịnh, gồm có 4 làng: Hòa
An, Tân Tịch, Tân Thuận, Tịnh Thới
- Tổng An Thạnh Thượng, gồm có 8
làng: Hội An, Hội An Đông, Hội An Thượng, Mỹ An, Tân Hội, Tòng Sơn, Mỹ Hưng,
Tân Mỹ.
* Quận Lai Vung, gồm có 2 tổng, 16 làng:
- Tổng An Thới, gồm có 9 làng: Hòa
Long, Long Hậu, Long Thắng ,
Nh ơn Hòa, Tân Hòa, Tân Phước, Phú
Thành, Tân Lộc, Vĩnh Thới.
- Tổng An Phong, gồm có 7 làng: Hưng
Thới[15],
Hậu Thành, Long Hưng, Nhơn Quới, Tân Dương, Vĩnh Thạnh, Tân Thạnh.
Ngày 29.2.1924, tỉnh Sa Đéc được tái
lập, 3 quận của Sa Đéc, Cao Lãnh, Lai Vung được tách ra. Ngày 11.8.1942, quận
Chợ Lách giải thể nhập vào quận Châu Thành, tỉnh còn 3 quận: Châu Thành, Tam
Bình và Vũng Liêm. Đến ngày 30.8.1946, Chính phủ Lâm thời Công hòa Nam Kỳ
cho lập Đại lý hành chính tại Chợ Lách[16].
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, để
tiện hoạt động chống thực dân Pháp, ngày 16.5.1948, Chính quyền cách mạng cho
sáp nhập 2 quận Cầu Kè và Trà Ôn của tỉnh Cần Thơ vào, và tách quận Châu Thành
thành 2 quận: Quận Nhứt và Quận Nhì. Tỉnh Vĩnh Long lúc này có 6 quận: Quận
Nhứt, Quận Nhì, Tam Bình, Cầu Kè, Vũng Liêm và Trà Ôn. Ngày 27.6.1951, sáp nhập
2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Trà[17]. Ngày 17.8.1951, sáp nhập huyện Càng
Long và Tiểu Cần thành huyện Càng Long; đổi tên quận Châu Thành(Vĩnh Long cũ)
thành huyện Cái Ngang, đổi tên huyện Măng Thít thành huyện Vũng Liêm, đổi tên
Huyện Ba[18] thành huyện Tam Bình. Tỉnh Vĩnh Trà
có 9 quận, thị xã Vĩnh Long và Trà Vinh;
và 7 quận: Vũng Liêm, Tam Bình, Cái Ngang, Càng Long, Trà Cú, Cầu Ngang và Duyên Hải[19] .
Từ sau năm 1954, tỉnh Vĩnh Trà tách ra thành 2 tỉnh như cũ.
Ngày 9.2.1956[20],
Chính quyền Sài Gòn ra quyết định thành lập tỉnh Tam Cần, gồm 4 quận: Tam Bình,
Trà Ôn, Cầu Kè và Tiểu Cần. Trụ sở đặt tại Trà Ôn[21].
Đến ngày 22.10.1956 thì giải thể, quận Tam Bình trở lại thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 8.10.1957[22],
lập thêm quận Bình Minh; số đơn vị hành chính của tỉnh gồm 6 quận, 22 tổng, 81
xã:
* Quận Châu Thành(quận
lỵ Long Châu), gồm 5 tổng, 18 xã:
- Tổng Bình Long, gồm 4 xã: An Bình,
Tân An, Tân Ngãi và Tân Hòa.
- Tổng Bình An, gồm 3 xã: Tân Hạnh,
Lộc Hòa, Phú Quới.
- Tổng Long An, gồm 4 xã: Long
Thanh(Thạnh ?), Long Đức, Long Mỹ và Long Châu.
- Tổng Phước An, gồm 3 xã: Phước Hậu,
Long Hồ và An Đức
- Tổng An Mỹ Đông, gồm 4 xã: An Nhơn,
Phú Hựu, An Phú Thuận và An Khánh.
* Quận Chợ Lách(quận
lỵ Sơn Định), gồm có 5 tổng, 16 xã:
- Tổng Bình Hưng, gồm 3 xã: Đồng Phú,
Bình Hòa Phước và Phú Phụng.
- Tổng Bình Xương, gồm 3 xã: Sơn
Định, Vĩnh Bình và Tân Phong.
- Tổng Minh Ngãi, gồm 3 xã: Long
Thới, Hòa Nghĩa và Tân Thiềng.
- Tổng Thanh Thiềng, gồm 4 xã: Chánh Hội , Nh ơn
Phú, An Phước và Tân Long Hội.
- Tổng Bình Thiềng, gồm 3 xã: Mỹ An,
Hòa Tịnh và Bình Phước.
* Quận Tam Bình(quận
lỵ Tường Lộc), gồm có 3 tổng, 9 xã:
- Tổng Bình Thuận, gồm 4 xã: Tường
Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Hậu Lộc và Hòa Hiệp.
- Tổng Bình Phú, gồm 2 xã: Song Phú
và Mỹ Lộc.
- Tổng Bình Định, gồm 3 xã: Ngãi Tứ,
Bình Ninh và Loan Mỹ[23]
* Quận Bình Minh(quận
lỵ Mỹ Thuận), gồm có 3 tổng, 9 xã:
- Tổng An Trường, gồm 3 xã: Mỹ Thuận,
Đông Thành[24] và Mỹ
Hòa.
- Tổng An Ninh, gồm 4 xã: Thạnh
(Thành ?) Lợi, Tân Quới, Tân Lược và Phong Hòa.
- Tổng An Khương, gồm 2 xã: Vĩnh Thới
và Tân Hòa Bình[25].
* Quận Sa Đéc(quận
lỵ Tân Vĩnh Hòa), gồm có 4 tổng, 18 xã:
- Tổng An Thạnh, gồm 5 xã: Tân Mỹ,
Tân An Trung, Tân Khánh Tây, Tân Khánh và Tân Đông.
- Tổng An Trung, gồm 5 xã: An Tịch,
Tân Hiệp, Tân Xuân, Tân Nhuận Đông và Tân Vĩnh Hòa.
- Tổng An Mỹ Tây, gồm 4 xã: Hòa Tân,
Phú Long, Tân Phú Trung và Bình Tiên.
- Tổng An Thới, gồm 4 xã: Long Thăng,
Hòa Long, Hòa Thành và Tân Dương.
* Quận Lấp Vò(quận lỵ Bình Thành Đông), gồm có 2 tổng, 11 xã:
- Tổng Phú Thượng, gồm 6 xã: Hội An
Đông, Mỹ An Hưng, Bình Thành Đông[26],
Bình Thành Trung[27], Bình
Thành Tây và Định Yên.
- Tổng Phong Thới, gồm 5 xã: Vĩnh
Thạnh, Long Hưng, Long Hậu, Tân Thành và Tân Phước.
Ngày 10.3.1961[28],
quận Cái Nhum được tái lập(quận lỵ đặt
tại Cái Nhum), gồm có 2 tổng: Thanh Thiềng và Bình Thiềng; đến ngày
31.5.1961[29], quận
Cái Nhum đổi tên thành quận Minh Đức(quận lỵ tại xã Chánh Hội).
Ngày 11.7.1962[30],
lập mới quận Đức Tôn(quận lỵ đặt tại Cái
Tàu Hạ), gồm 2 tổng: An Mỹ Đông, An Mỹ Tây;
quận Đức Thành(quận lỵ tại Hòa Long), gồn có 3 tổng: Tỷ Thiện, Tiên
Nghĩa, An Khương; đến ngày 24.9.1966[31],
tái lập tỉnh Sa Đéc, các quận: Sa Đéc, Lấp Vò, Đức Tôn, Đức Thành tách khỏi
Vĩnh Long.
Ngày 14.1.1967[32],
quận Vũng Liêm và Trà Ôn của tỉnh Vĩnh Bình được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 2.8.1969[33], Chính
quyền Sài Gòn ấn định lại các đơn vị hành chính tỉnh Vĩnh Long gồm có 7 quận,
18 tổng, 65 xã:
* Quận Châu Thành(quận
lỵ Long Châu), gồm có 4 tổng, 14 xã:
- Tổng Bình Long, có 4 xã: An Bình,
Tân An, Tân Ngãi, Tân Hòa.
- Tổng Bình An, có 3 xã: Tân Hạnh,
Lộc Hòa, Phú Quới.
- Tổng Long An, có 4 xã: Long Thanh,
Long Đức, Long Mỹ, Long Châu.
- Tổng Phước An, có 3 xã: Phước Hậu,
Long Hồ, An Đức.
* Quận Chợ Lách(quận
lỵ Sơn Định), gồm có 3 tổng, 9 xã:
- Tổng Bình Xương, gồm có 3 xã: Sơn
Định, Vĩnh Bình, Tân Phong.
- Tổng Bình Hưng, có 3 xã: Bình Hòa
Phước, Đồng Phú, Phú Phụng.
- Tổng Minh Ngãi, có 3 xã: Long Thới,
Hòa Nghĩa, Tân Thiềng.
* Quận Bình Minh(quận
lỵ Mỹ Thuận), gồm có 2 tổng, 7 xã:
- Tổng An Trường, có 4 xã: Mỹ Thuận,
Mỹ Hòa, Đông Thành, Song Phú[34].
- Tổng An Ninh, có 3 xã: Tân Lược,
Tân Quới, Thành Lợi.
* Quận Minh Đức(quận
lỵ Chánh Hội), gồm có 2 tổng 9 xã:
- Tổng Thanh Thiềng, có 5 xã: Chánh
Hội, An Phước, Nhơn Phú, Tân Long Hội, Quới An[35].
- Tổng Bình Thiềng, có 4 xã: Bình
Phước, Hòa Tịnh, Mỹ An, Hòa Hiệp.
* Quận Tam Bình(quận
lỵ Tường Lộc) gồm có 2 tổng, 8 xã:
* Quận Trà Ôn(quận
lỵ Tân Mỹ), gồm có 2 tổng, 10 xã:
- Tổng Bình Lễ, có 5 xã: Tân Mỹ,
Thạnh Mỹ Hưng, Thiện Mỹ, Bình Ninh, Ngãi Tứ[42].
- Tổng Thành Trị, có 5 xã: Hựu Thành,
Thuận Thới, Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Thới Hòa[43].
* Quận Vũng Liêm(quận
lỵ Trung Thành), gồm 3 tổng, 8 xã:
- Tổng Bình Hiếu, có 3 xã: Hiếu
Phụng, Hiếu Thành, Tân An Luông[44]
- Tổng Bình Quới, có 2 xã: Quới
Thiện, Trung Thành.
- Tổng Bình Trung, có 3 xã: Trung
Hiệp, Trung Hiếu, Trung Ngãi.
Ngày 15.2.1976, Chính phủ Cách mạng
lâm thời Cộng hòa miền Nam
Việt Nam ra nghị định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền nam Việt Nam.
Tỉnh Cửu Long được thiết lập trên cơ sở sáp nhập 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.
Tỉnh Cửu Long gồm 2 thị xã, 13 huyện: thị xã Vĩnh Long, Trà Vinh, và huyện Cái
Nhum, Châu Thành Tây, Tam Bình, Bình Minh, Trà Ôn, Vũng Liêm, Càng Long, Châu
Thành Đông, Tiểu Cần Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang, Duyên Hải.
Ngày 11.3.1977[45],
hợp nhất điều chỉnh địa giới một số huyện như hợp nhất huyện Châu Thành Tây[46](trừ 2 xã Tân Ngãi, Tân Hòa), huyện Cái Nhum, xã Hòa Hiêp và Hậu Lộc của huyện Tam Bình thành
huyện Long Hồ; hợp nhất huyện Tam Bình và Bình Minh thành huyện Tam Bình; hợp
nhất huyện Trà Ôn(trừ xã Hòa Bình, Xuân
Hiệp và Thới Hòa), huyện Cầu Kè và xã Long Thới, xã Tiểu Cần của huyện Tiểu
Cần thành huyện Cầu Kè. Sáp nhập cách xã Hòa Bình, Xuân Hiệp và Thới Hòa của
huyện Trà Ôn vào huyện Vũng Liêm. Sáp nhập các xã Hiếu Tử của huyện Tiểu Cần và
xã Nguyệt Hóa, Lương Hóa, Đa Lộc, Thanh Mỹ và Song Lộc của huyện Châu Thành
Đông vào huyện Càng Long. Sáp nhập các xã Hòa Thuận, Lương Hòa, Hưng Mỹ và
Phước Hào của huyện Châu Thành Đông vào huyện Cầu Ngang. Sáp nhập các xã Tập
Ngãi, Hùng Hòa và Tân Hòa của huyện Tiểu Cần vào huyện Trà Cú. Sáp nhập xã Long
Đức của huyện Châu Thành Đông vào thị xã Trà Vinh. Sáp nhập xã Tân Ngãi, Tân
Hòa của huyện Châu Thành Tây vào thị xã Vĩnh Long.
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long |
Ngày 29.9.1981[47] thành lập các huyện Châu Thành, Tiểu Cần, Trà Ôn và Bình Minh; đồng thời chia huyện Cầu Ngang và huyện Long Hồ thuộc tỉnh Cửu Long thành bốn huyện lấy tên là huyện Cầu Ngang, huyện Duyên Hải, huyện Long Hồ và huyện Mang Thít. Cụ thể như sau:
* Huyện Long Hồ, gồm có các xã An Bình, Bình Hoà
Phước, Long Phước, Lộc Hoà, Tân Hành, Đồng Phú, An Đức, Phú Qưới, Thanh Đức.
Trụ sở huyện đóng tại xã An Đức.
* Huyện Mang Thít, gồm có các xã An Phước, Chánh Hội,
Tân Long Hội, Nhơn Phú, Mỹ An, Hoà Tịnh, Bình Phước, Long Mỹ. Trụ sở huyện đóng
tại xã Chánh Hội.
* Huyện Bình Minh, gồm có các xã Thành Lợi, Mỹ Hoà, Mỹ
Thuận, Tân Qưới, Tân Lược, Đông Thành và thị trấn Cái Vồn của huyện Tam Bình.
Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Cái Vồn.
* Huyện Trà Ôn, gồm có các xã
Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Tích Thiện, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Trà Côn, Lục Sỹ
Thành và thị trấn Trà Ôn của huyện Cầu Kè và các xã Thới Hoà, Xuân Hiệp, Hoà
Bình của huyện Vũng Liêm. Trụ sở huyện đóng tại thị trấn Trà Ôn.
* Huyện Châu Thành, gồm có các
xã Long Hoà, Hưng Mỹ, Phước Hảo, Hoà Thuận của huyện Cầu Ngang và các xã Song
Lộc, Đa Lộc, Lương Hoà, Nguyệt Hoá, Thanh Mỹ của huyện Càng Long. Trụ sở huyện
đóng tại xã Đa Lộc.
* Huyện Tiểu Cần, gồm có các
xã Tân Hoà, Hùng Hoà, Tập Ngãi, Ngãi Hùng của huyện Trà Cú và các xã Tiểu Cần,
Long Thới của huyện Cầu Kè và xã Hiếu Tử của huyện Càng Long. Trụ sở huyện đóng
tại xã Tiểu Cần.
* Huyện Cầu Ngang. gồm có các xã Thạnh Hoà Sơn, Long
Sơn, Nhị Trường, Hiệp Hoà, Vĩnh Kim, Mỹ Hoà, Hiệp Mỹ, Mỹ Long. Trụ sở huyện
đóng tại xã Mỹ Hoà.
* Huyện Duyên Hải, gồm có các xã Long Vĩnh, Trường
Long Hoà, Dân Thành, Long Khánh, Long Toàn, Long Hữu, Ngũ Lạc, Hiệp Thạnh. Trụ
sở huyện đóng tại xã Long Toàn.
Ngày 26.12.1991, Quốc hội khoái VIII,
kỳ họp thứ 10 ra nghị quyết chia t.Vĩnh Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà
Vinh. Đến ngày 5.5.1992[48],
tỉnh Vĩnh Long chính thức hoạt động, gồm có 1 thị xã Vĩnh Long và 5 huyện: Long
Hồ, Vũng Liêm, Bình Minh, Tam Bình và Trà Ôn, có diện tích là 1.487,34 km2,
với dân số là 975.281 người. Ngày 31.7.2007,
Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định[49] điều
chỉnh địa giới hành chính huyện Bình Minh để thành lập huyện mới Bình Tân. Ngày 10.4.2009[50], thành
lập thành phố Vĩnh Long, trực thuộc tỉnh Vĩnh Long. Tính đến năm 2012, toàn
tỉnh có 1 thành phố, 7 huyện, và 107 xã phường thị trấn, 846 khóm ấp.
(Mong tiếp tục nhận được sự góp ý của mọi người)
[1] Châu
Định Viễn lúc bấy giờ quản lý rất rộng lớn gồm các vùng đất Tầm Đôn, Xoài Rạp,
rồi đến Tầm Bào, Tầm Phong Long…
[2] Đạo
Trường Đồn được lập từ năm 1772 trên vùng đất Mỹ Tho(Tiền Giang). Đến năm 1779
được đổi thành dinh Trường Đồn; đến 1781 được đổi tên thành dinh Trấn Định
[3] Hai đạo
Kiên Giang(Rạch Giá), đạo Long Xuyên(Cà Mau) nằm dưới sự quản hạt Hà Tiên.
[4] Theo
Lịch sử tỉnh Vĩnh Long(1732 – 2000), tr 613 - 614
[5] Theo
Lịch sử tỉnh Vĩnh Long(1732 – 2000), tr 614 thì cho rằng năm 1805, Gia Long cho
bỏ châu đổi thành phủ…dinh Vĩnh Trấn đổi thành trấn Vĩnh Thanh; châu Định Viễn
đổi thành phủ Định Viến. Cùng sách này, ở tr 613 lại ghi năm 1802, dinh Vĩnh
Trấn có 1 phủ Định Viễn và ba huyện: Vĩnh Bình, Vĩnh An, Tân An. Điều này thấy
không hợp lẻ.
[6] Do
kỵ húy tên lăng của Hiếu Minh Hoàng hậu là Vĩnh Thanh lăng nên đổi thành trấn
Vĩnh Long, rồi tỉnh Vĩnh Long.
[7]
Năm Minh Mạng thứ 6(1825), phủ Lạc Hóa được lập; phủ Trà Vinh đổi thành huyện
Trà Vinh, phủ Mân Thít đổi thành huyện Tuân Nghĩa. Hai huyện mới lệ thuộc vào
phủ Lạc Hóa, Gia Định thành. Đến năm 1832, giao về tỉnh Vĩnh Long quản lý.
[8] Theo
Annuaire de la Cochinchine – 1876, tr 159
[9] Xem thêm: Recueil général permanent
des actes relatifs à la organization et à la réglèmen tation de la Indochine,
Impr.de Extrême – Orient, 1909, trang 1245
[10] Theo Annuaire Général de L Indochine
1908, trang 449-450. Xem thêm Monographie de la Province de Vinh Long, xuất bản
năm 1911, trang 11 - 16
[11] Ngày 18.12.1916, quận Cái Nhum giải thể,
tổng Bình Thanh nhập vào quận Chợ Lách, tổng Bình Chánh nhập vào quận Tam Bình.
[12] Theo Monographie de la Province de Vinh
Long, xuất bản năm 1911, trang 14 là làng An Hương.
[13] Tham khảo sách Thời sự Cẩm nang năm 1917
của Nguyễn Văn Của, trang 492 – 518.
[14] Từ
năm 1920, làng Phú Hòa mới được lập.
[15] Ngày 1.1.1919 nhập 2 làng Nhơn Quới, Hưng
Quới thành làng Quới Hòa Xã; làng Tân Thạnh giải thể nhập vào làng Hậu Thạnh.
[16] Như cấp quận. Ở vùng Pháp chiếm đóng, ngày 30.8.1946, Pháp cho
thành lập trong tỉnh một cơ sở hành chính(Centre Administratif), trụ sở tại Chợ
Lách, gồm các làng Tân Phong, Đồng Phú, Bình Hòa Phước, An Bình, Phú Phụng, Sơn
Đinh, Vĩnh Bình, Hòa Nghĩa, Long Thới, Tân Thiềng
[17] Nghị định số 173/NB-51 của Ủy ban Kháng
chiến Hành chánh Nam Bộ.
[18] Đến tháng 6.1951, tỉnh đã điều chỉnh lại địa giới
và đổi tên đơn vị hành chính Tam Bình là Huyện Ba, nhưng đến ngày 17.8.1951, Ủy
ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ đã ra nghị định số 199/NB-51 về việc chia lại
ranh giới và đổi tên một số huyện, trong đó Huyện Ba trở lại thành huyện Tam
Bình
[19] Dưới Chính quyền Sài Gòn vẫn là hai tỉnh
Vĩnh Long và Trà Vinh. Theo nghị định số 3-BNV/HC/NĐ của Bộ trưởng Nội vụ Sài
Gòn, ngày 3.1.1957, tỉnh Trà Vinh đổi tên thành Vĩnh Bình; hai quận Trà Ôn và
Vũng Liêm thuộc tỉnh này.
[20] Sắc lệnh số 16 – NV của Tổng thống Việt
Nam Công Hòa.
[21] Sắc lệnh số 37 – NV ngày 20.3.1956 của
Tổng thống Việt Nam Công Hòa.
[22] Theo nghị định số 308-BNV/NC/NĐ của Bộ
Nội Vụ
[23] Từ ngày 8.10.1957 do sáp nhập 2 làng Loan
Tân và Tân Mỹ
[24] Thêm xã Phù Ly cũ.
[25] Xã Tân Hòa cũ.
[26] Do sáp nhập xã Bình Đông và một phần xã
Tân Thạnh Trung.
[27] Do
sáp nhập xã Tân bình và một phần xã Tân Thạnh(Thành ?) Trung.
[28] Theo nghị định số 279-NV của Tổng thống
Việt Nam Cộng Hòa.
[29] Theo nghị định số 512-NV của Tổng thống
Việt Nam Cộng Hòa.
[30] Theo nghị định số 719-NV của Tổng thống
Việt nam Cộng Hòa.
[31] Theo sắc lệnh 162-SL/ĐUHC của Chủ tịch Ủy
ban hành pháp Trung ương.
[32] Theo sắc lệnh 06-SL/ĐUHC của Chủ tịch Ủy
ban hành pháp Trung ương.
[33] Theo Nghị định số 856-NĐ/NV của ThỦ tướng
Việt nam Cộng Hòa.
[34] Nguyên trước thuộc tổng Bình Phú, quận
Tam Bình.
[35] Nguyên thuộc tổng Bình Quới, quận Vũng
Liêm, và gợp thêm ấp Nhứt, xã Tân An Luông, tổng Bình Hiếu, quận Vũng Liêm, ấp
nầy được đặt lại tên mới là ấp Tân Quới.
[36] Nguyên thuộc tổng Bình Thuận, quận Tam
Bình
[37] Nguyên thuộc tổng Bình Thuận, quận Tam
Bình
[38] Nguyên thuộc tổng Bình Định cùng quận và
tổng này bị giải thể.
[39] Nguyên thuộc tổng Bình Thới, quận Trà Ôn,
và tổng này bị giải thể.
[40] Nguyên thuộc tổng Bình Thới, quận Trà Ôn.
[41] Nguyên thuộc tổng Thành Trị, quận Trà Ôn
[42] Hai xã Bình Ninh, Ngãi Tứ nguyên thuộc
tổng Bình Định, quận Tam Bình.
[43] Nguyên thuộc tổng Bình Thới, cùng quận.
[44] Ấp Nhứt của xã được cắt ra nhập vào xã
Quới An, tổng Thanh Thiềng, quận Minh Đức, và được đổi tên là ấp Tân Quới.
[45] Quyết định số 59 – CP của Hội đồng Chính
phủ
[46] Châu Thành Tây để phân biệt với huyện
Châu Thành Đông của Trà Vinh.
[47] Quyết định số 98 – HĐBT của Hội đồng Bộ
trưởng
[48] Theo ông Trịnh Văn Lâu, hai tỉnh
chính thức đi vào làm việc riêng là ngày 2.5.1992 ?
[49] Nghị định 125/2007/ NĐ-CP của Chính phủ
[50] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóa