Thời chúa Nguyễn, vùng đất phg.Năm
thuộc th.Tân Phú Tây, châu.Định Viễn, d.Vĩnh Trấn. Năm 1727, chợ Long Hồ được
lập ở đây. Đến triều Gia Long không rõ đổi th.Tân Phú Tây thành th.Long Phụng
lúc nào.
Dưới triều vua Gia Long, phần đất của
phg.Năm nằm trong các th. Long Phụng(tg. An Trung, h.Vĩnh An), Mỹ Tường(tg.Vĩnh
Trường, h.Vĩnh Bình).
Dưới triều vua Minh Mạng, phg.Năm nằm trong các th.Long
Phụng, Long Thanh, Mỹ Thới, Mỹ Tường, Sơn Đông(tg.Bình Long, h.Vĩnh Bình,
p.Định Viễn, t.Vĩnh Long).
Trãi qua các triều Thiệu Trị, Tự Đức
vẫn thuộc tổng, huyện cũ. Đầu thời Pháp thuộc, phg.Năm thuộc hạt thanh tra Định
Viễn, rồi Vĩnh Long.
Từ ngày 5.1.1876 các thôn đổi thành
làng, thuộc hạt tham biện Vĩnh Long. Ngày 18.6.1887, sáp nhập các làng Long
Phụng, Mỹ Tường, Mỹ Thới và Thanh Mỹ[1]
thành l.Thiềng Đức. Phường Năm nằm phần lớn trong l.Thiềng Đức, tg.Bình Thiềng,
hạt tham biện Vĩnh Long.
Từ ngày 1.1.1900, phg.Năm thuộc tỉnh
Vĩnh Long. Ngày 25.1.1908 thuộc q.Long Châu; ngày 9.2.1917, phg.Năm thuộc
q.Châu Thành. Ngày 24.11.1932[2],
Hội đồng tỉnh đã đề nghị sáp nhập ba l.Long Thanh, Thiềng Đức, Sơn Đông thành
l.Long Đức Đông; đến 1.1.1933, đề nghị được hội đồng thuộc địa thông qua thực
hiện. Phường Năm nằm trọn trong l.Long Đức Đông thuộc tg.Bình Thiềng, q.Châu
Thành, t.Vĩnh Long.
Ngày 11.8.1942, do nhập hai tg.Bình
Thiềng và Bình Thanh thành tg. Thanh Thiềng; đồng thời tách một phần đất của
khu vực th.Long Phụng xưa nhập vào làng tỉnh lỵ Long Châu; lúc này phg.Năm phần
lớn vẫn thuộc l.Long Đức Đông, tg.Thanh Thiềng, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long.
Về phía chính quyền cách mạng, vào
năm 1947 gọi là x.Tam Long(do sáp nhập các l.Long Đức, Long Thanh và Long Mỹ)
thuộc Quận Nhì. Đến năm 1948[3],
tx.Vĩnh Long được lập, phg.Năm ngày nay thuộc phg.Ba, tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh
Long. Khoảng đầu năm 1961, Thị xã ủy Vĩnh Long tái lập, địa giới hành chính
phg.Năm cũng có nhiều thay đổi, các phường trong kháng chiến được đổi gọi là
hộ. Phường Năm thuộc phg.Ba trong kháng chiến, lúc này thuộc Hộ 5 và Hộ 6.
Từ sau năm 1956, dưới thời chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa, làng đổi thành x.Long Đức Đông, và không rõ thời gian
nào xã này giải thể, lập các x.Long
Thanh, x.Long Đức, Hộ 5, Hộ 6(x.Long Châu) đều thuộc tg. Long An, q. Châu
Thành, t.Vĩnh Long.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu
Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập tx.Vĩnh Long; Hộ 5 và
Hộ 6 trong kháng chiến trước đây được đổi lại tên gọi là phg. Năm.
Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết
định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Năm
vẫn không thay đổi, thuộc t.Cửu Long. Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Năm thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long.
Ngày 10.4.2009[4], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Năm là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.
[1] Theo Nguyễn Đình Tư : Từ điển
địa danh hành chính Vĩnh Long, NxbCTQG, trang 1167 là l.Tân Mỹ Đông ;
nhưng chúng tôi vẫn chưa truy được ở khu vực này có l.Tân Mỹ Đông mà chỉ có l.Thanh Mỹ.
[2] Theo BAC, 1932, trang 2461
[3] Theo Lịch sử phường Năm(1732-2002),
Tiến sĩ Trần Mỹ Hạnh thì năm 1949 mới thành lập tx.Vĩnh Long.
[4] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét