Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

TẬP SÁCH: LỊCH SỬ ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH VĨNH LONG(1732-2015) - (Bản thảo)


TRẦN THÀNH TRUNG (Biên soạn)
--------------

Lịch sử
ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH
VĨNH LONG




NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC


Địa danh hành chính xã Tân Hội

          Xã Tân Hội có từ triều Gia Long, được gọi là thôn, thuộc tg.An Trung, h.Vĩnh An, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh; 
          Đến triều Minh Mạng th. Tân Hội thuộc tg.Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. Bấy giờ th. Tân Hội, phía Đông giáp địa phận th.Tân Hoa, lại giáp với th.An Thuận(tg.An Mỹ, h.Vĩnh An, t.An Giang), phía Tây giáp địa phận th. Phú Hữu(tg.Định Khánh, h.Vĩnh Định, t.An Giang), phía nam giáp với th.An Thuận(tg.An Mỹ, h.Vĩnh An, t.An Giang), lại giáp với th.Tân Hoa; phía Bắc giáp sông lớn, lại giáp với th.Mỹ Thuận(tg.An Trường, h.Vĩnh An, t.An Giang). 
         Đến đầu thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi; thuộc hạt thanh tran Định Viễn, rồi Vĩnh Long; đến ngày 5.1.1876, th.Tân Hội được đổi thành l.Tân Hội. 
          Đến ngày 1.1.1900 thuộc t.Vĩnh Long. Đến ngày 19.1.1920, Chủ tỉnh Vĩnh Long ra công văn số 47 đã đệ trình dự án thay đổi, sáp nhập một số đơn vị hành chính trong tỉnh. Theo đề nghị trên thì đến ngày 22.12.1920, l.Tân Hội được sáp nhập vào l.Tân Hòa, tg.Bình An, q. Châu Thành.
Sau 30.4.1975, phần đất của xã Tân Hội, thuộc h.Châu Thành Tây[1]. Ngày 11.3.1977, việc điều chỉnh và hợp nhất một số huyện trong tỉnh, đất x.Tân Hội được sáp nhập vào tx.Vĩnh Long và thuộc x. Tân Hòa Bắc[2], t.Cửu Long. 
Ngày 26.12.1991, vùng đất xã thuộc t. Vĩnh Long, do chia tách tỉnh Cửu Long. Ngày 9.8.1994, Chính phủ ra nghị định 85-CP, tách x.Tân Hòa thành x.Tân Hội và Tân Hòa. Tên Tân Hội xã đã được khôi phục trở lại, trên phần đất của l.Tân Hội xưa. Lúc này x.Tân Hội, có diện tích đất tự nhiên 690,17ha, với 7616 nhân khẩu.
Ngày 18.10.2013, tại kỳ họp lần thứ XI (bất thường), Hội đồng Nhân dân tp.Vĩnh Long đã thông qua Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về việc thông qua đề án thành lập ph.Tân Hội thuộc tp.Vĩnh Long. Phường Tân Hòa, phía Bắc giáp x.Hoà Hưng, h.Cái Bè, t.Tiền Giang; phía Đông giáp x.Tân Hoà, tp Vĩnh Long; phía Nam giáp x.An Phú Thuận, h.Châu Thành, t.Đồng Tháp; phía Tây giáp ttr.Cái Tàu và x.Phú Hựu, h.Châu Thành, t.Đồng Tháp.




[1] Đặt Châu Thành Tây để phân biệt với h.Châu Thành Đông(Trà Vinh)
[2] Đặt x.Tân Hòa Bắc để phân biệt với x.Tân Hòa thuộc h. Tiểu Cần ?

Địa danh hành chính xã Tân Hòa

Khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, ông Nguyễn Tự Tôn – người có uy tính ở địa phương đã chiêu mộ lưu dân vào đây khai khẩn đất hoang và lập nên th.Tân Hoa. 
Đến triều Gia Long, th.Tân Hoa, thuộc tg. An Trung, h.Vĩnh An, p. Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. 
Đến triều Minh Mạng thôn này được đổi thành Tân Hóa[1], tg. Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. 
Phía Đông giáp địa phận th.Tân Sơn; phía Tây giáp địa phân th. Tân Hội, lại giáp địa phận th. An Thuận(tg.An Mỹ, h.Vĩnh An, t. An Giang); phía Nam giáp th. An Thuận(tg.An Mỹ, h.Vĩnh An, t. An Giang) và địa phận th. Tân Sơn; phía Bắc giáp sông lớn và th. Tân Hội. 
Đến thời Pháp thuộc, th. Tân Hóa vẫn thuộc tg. Bình An, hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. Từ ngày 5.1.1876, đổi gọi là làng, thuộc hạt tham biện Vĩnh Long. 
Từ ngày 1.1.1900 thuộc t.Vĩnh Long. Khoảng năm 1910, đổi gọi là l. Tân Hòa thuộc q. Long Châu. Đến ngày 18.6.1887, nhận một rẻo đất từ l. Phú Thạnh, giáp rạch Dơi về phía Nam; đồng thời tách một rẻo đất sáp nhập vào l.Tân Nhơn; đến ngày 15.9.1900, sáp nhập một phần đất của l.Tân Nhơn giải thể; 
Ngày 22.12.1920, l. Tân Hội giải thể, sáp nhập vào l.Tân Hòa, thuộc q. Châu Thành. Sau năm 1956 là xã thuộc tg.Bình Long, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long. 
Sau 30.4.1975 xã thuộc h.Châu Thành Tây[2]. Ngày 11.3.1977, việc điều chỉnh và hợp nhất một số huyện trong tỉnh, x.Tân Hòa và Tân Ngãi được sáp nhập vào tx.Vĩnh Long. Sau đó một thời gian, x.Tân Hòa đổi thành x.Tân Hòa Bắc[3], vẫn thuộc tx.Vĩnh Long, t.Cửu Long. 
Ngày 26.12.1991, xã thuộc t. Vĩnh Long, do chia tách tỉnh Cửu Long; tuy nhiên sau thời gian này x.Tân Hòa Bắc được đổi gọi x.Tân Hòa(?). 
Ngày 9.8.1994, Chính phủ ra nghị định 85-CP, x.Tân Hòa được tách ra thành lập xã mới Tân Hội. Xã Tân Hòa, có diện tích đất tự nhiên 576,89ha, với 7141 nhân khẩu.
Ngày 18.10.2013, tại kỳ họp lần thứ XI (bất thường), Hội đồng Nhân dân tp.Vĩnh Long đã thông qua Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về việc thông qua đề án thành lập ph.Tân Hòa thuộc tp.Vĩnh Long. Phường Tân Hòa, phía Bắc giáp x.Hoà Hưng, h.Cái Bè, t.Tiền Giang; phía Đông giáp x.Tân Ngãi, tp.Vĩnh Long; phía Nam giáp x.Tân Hạnh, h.Long Hồ và x.An Phú Thuận, h.Châu Thành, t.Đồng Tháp; phía Tây giáp x.Tân Hội, tp.Vĩnh Long, và x.An Phú Thuận, h.Châu Thành, t.Đồng Tháp.




[1] Việc đổi do kỵ húy của Hoàng hậu Hồ Thị Hoa (1790-1807), vợ của vua Minh Mạng, mẹ đẻ của vua Thiệu Trị. Bà người gốc Biên Hòa, là con gái của Phúc Quốc Công Hồ Văn Bội và mẹ là Hoàng thị.
[2] Đặt Châu Thành Tây để phân biệt với h.Châu Thành Đông(Trà Vinh)
[3] Đặt x.Tân Hòa Bắc để phân biệt với x.Tân Hòa thuộc h. Tiểu Cần ?

Địa danh hành chính xã Tân Ngãi

Nguyên xưa dưới triều vua Gia Long, x.Tân Ngãi thuộc phần đất của hai th. Tân Sơn và Vĩnh Tòng, tg.An Trung, h.Vĩnh An, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh.
Đến triều Minh Mạng, vẫn thuộc thôn cũ, tg.Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. 
Đến đầu thời Pháp thuộc vẫn đặt thuộc làng , tổng cũ. Đến ngày 7.5.1890 nhập hai l.Tân Sơn và Vĩnh Tòng lại thành l.Tân Ngãi, tg.Bình An, hạt Vĩnh Long. 
Từ ngày 1.1.1900 thuộc t.Vĩnh Long. Từ ngày 25.1.1908 thuộc q.Long Châu; đến ngày 9.2.1917, thuộc quận Châu Thành cùng tỉnh. 
Từ sau 30.4.1975, thuộc h. Châu Thành Tây, t.Cửu Long. 
Đến ngày 11.3.1977 thuộc tx.Vĩnh Long; đến ngày 26.12.1991 thuộc t.Vĩnh Long do chia tách tỉnh Cửu Long. 
Ngày 9.8.1994, x.Tân Ngãi được tách ra thành x.Tân Ngãi và x. Trường An[1]. Lúc này, x.Tân Ngãi có diện tích đất tự nhiên là 665,94ha, với 8144 nhân khẩn.
Ngày 18.10.2013, tại kỳ họp lần thứ XI (bất thường), Hội đồng Nhân dân tp.Vĩnh Long đã thông qua Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về việc thông qua đề án thành lập ph.Tân Ngãi thuộc tp.Vĩnh Long. Phường Tân Ngãi: phía Bắc giáp x.Hoà Hưng, h.Cái Bè, t.Tiền Giang và x.An Bình, h.Long Hồ; phía Đông giáp với x.Trường An, tp.Vĩnh Long; phía Nam giáp với x.Tân Hạnh, h.Long Hồ; phía Tây giáp với x.Tân Hoà, tp.Vĩnh Long.



[1] Theo Nghị Định số 85-CP của Chính phủ.

Địa danh hành chính xã Trường An

Xã Trường An, nay thuộc tp. Vĩnh Long. 
Nguyên xưa xã nằm trong phần đất của hai thôn Tân Sơn, Vĩnh Tùng(Tòng), tg.An Trung, h.Vĩnh An, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. 
Đến thời vua Minh Mạng, vẫn thuộc thôn cũ, tg.Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. 
Đến đầu thời Pháp thuộc vẫn đặt thuộc làng , tổng cũ. Đến ngày 7.5.1890 nhập hai l. Tân Sơn và Vĩnh Tòng lại thành l. Tân Ngãi, tg.Bình An, hạt Vĩnh Long; từ ngày 1.1.1900 thuộc t.Vĩnh Long. 
Từ ngày 25.1.1908 thuộc q.Long Châu; đến ngày 9.2.1917, thuộc quận Châu Thành cùng tỉnh. 
Từ sau 30.4.1975, thuộc h. Châu Thành Tây, t.Cửu Long. 
Đến ngày 11.3.1977 thuộc tx.Vĩnh Long; đến ngày 26.12.1991 thuộc t.Vĩnh Long do chia tách tỉnh Cửu Long. 
Ngày 9.8.1994, x. Trường An được lập trên cở sở tách xã Tân Ngãi thành x.Tân Ngãi và x. Trường An[1]. Lúc này, x.Trường An có diện tích là 582,13ha, với 6137 nhân khẩn.
Ngày 18.10.2013, tại kỳ họp lần thứ XI (bất thường), Hội đồng Nhân dân tp.Vĩnh Long đã thông qua Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về việc thông qua đề án thành lập ph.Tân Ngãi thuộc tp.Vĩnh Long.
 Phường Trường An: phía Bắc giáp x.An Bình, h.Long Hồ; phía Đông giáp Phường 9, tp.Vĩnh Long; phía Nam giáp x.Tân Hạnh, h.Long Hồ; phía Tây giáp x.Tân Ngãi, tp.Vĩnh Long.



[1] Theo Nghị Định số 85-CP của Chính phủ.

Địa danh hành chính phường Chín

Dưới thời vua Gia Long, phg.Chín nằm phần lớn trong th.Bình Lữ, tg.An Trung, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. 
Đến thời vua Minh Mạng vẫn thuộc th.Bình Lữ, tg.Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. Bấy giờ, th. Bình Lữ phía Đông và Nam giáp địa phận th.Tân Giai; phía Tây giáp địa phận 2 thôn Tân Sơn và Tân Hạnh; phía Bắc giáp địa phân th.Tân Sơn và sông lớn. 
Đến triều vua Thiệu Trị, Tư Đức, khi th.Tân Hữu được lập thì phg.Chín nằm trong phần đất chủ yếu của hai thôn Bình Lữ và Tân Hữu, thuộc tổng, huyện, phủ cũ. 
Đến đầu thời Pháp thuộc, th.Bình Lữ và Tân Hữu thuộc hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. 
Ngày 5.1.1876, thôn được đổi gọi là làng; phg.Chín nằm trong khu vực hai làng Bình Lữ và Tân Hữu thuộc hạt tham biện Vĩnh Long. 
Ngày 31.3.1886, hai l.Bình Lữ và Tân Hữu sáp nhập lại với nhau thành lập l.Tân Bình thuộc tổng cũ. 
Ngày 1.1.1900, phg.Chín thuộc làng, tổng cũ, t.Vĩnh Vĩnh Long. Ngày 25.5.1908 thuộc q.Long Châu; đến ngày 9.2.1917 thuộc q.Châu Thành. 
Ngày 31.10.1931, Hội đồng tỉnh đã thông qua việc điều chỉnh và sáp nhập l.Tân Bình[1] và Tân Giai thành l.Tân An. Sau đó, hội đồng tỉnh đã đề nghị lên Hội đồng thuộc địa. 
Ngày 28.5.1932, Hội đồng thuộc địa đồng ý việc sáp nhập này. Lúc này, phg.Chín nằm trong phần đất thuộc l.Tân An, tg.Bình An, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long.
 Năm 1948, ta thành lập tx.Vĩnh Long, phg.Tám nằm trong vùng đất pg.Hai[2], tx.Vĩnh Long. Năm 1961, phg.Hai trong kháng chiến chống Pháp, đổi thành .............(?).
Từ năm 1956, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa làng được đổi thành xã. Ngày 8.10.1957, phg.Chín nằm trong các x. Tân An(tg.Bình Long), q.Châu Thành.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập tx.Vĩnh Long; phg.Chín được lập trên cơ sở x.Tân An(ấp Tân Hữu, Tân Bình), Long Châu[3], một phần ấp Tân Long Hữu(x.Tân Ngãi).
Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Chín vẫn không thay đổi, thuộc t.Cửu Long. 
Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Chín thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. Ngày 10.4.2009[4], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Chín là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.



[1] Ngày 31.3.1886, l.Tân Hữu sáp nhập với Bình Lữ thành l.Tân Bình, tg.Bình An, hạt tham biện Vĩnh Long.
[2] Lúc này, phg.Hai bao gồm vùng đất của phg.Hai, Ba, Tám và Chín ngày nay.
[3] Một phần nhỏ đất của l.Tân Bình trước đây nhập vào(1942)
[4] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.

Địa danh hành chính phường Tám

Dưới triều vua Gia Long, phg.Tám nằm trong phần đất của th. Tân Hạnh, tg. An Trung, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. Dưới triều vua Minh Mạng, phg.Tám vẫn nằm trong th.Tân Hạnh, Tân Giai, tg.Bình An, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. Đồng thời, phg.Tám nằm trên phần đất của l.Tân Hữu thời Thiệu Trị, Tự Đức. Đến đầu thời Pháp thuộc, phg.Tám vẫn nằm trên phần đất của 3 làng: Tân Hạnh, Tân Giai và Tân Hữu, tg.Bình An, hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. Đến ngày 5.1.1876, các thôn đổi thành làng Tân Hạnh, Tân Giai, Tân Hữu thuộc hạt tham biện Vĩnh Long.  Từ ngày 1.1.1900, phg.Tám thuộc l.Tân Hạnh, Tân Bình và Tân Giai, tg.Bình An, tỉnh Vĩnh Long. Từ ngày 25.5.1908, thuộc q.Long Châu, t.Vĩnh Long. Từ ngày 9.2.1917 thuộc q.Châu thành, t.Vĩnh Long. Ngày 31.10.1931, Hội đồng tỉnh đã thông qua việc điều chỉnh và sáp nhập l.Tân Bình[1] và Tân Giai thành l.Tân An. Sau đó, hội đồng tỉnh đã đề nghị lên Hội đồng thuộc địa. Ngày 28.5.1932, Hội đồng thuộc địa đồng ý việc sáp nhập này. Lúc này, phg.Tám phần đất nằm thuộc l.Tân Hạnh, Tân An, tg.Bình An, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long.
 Năm 1948, ta thành lập tx.Vĩnh Long, phg.Tám nằm trong vùng đất pg.Hai[2], tx.Vĩnh Long. Năm 1961, phg.Hai trong kháng chiến chống Pháp, đổi thành Hộ 2.
Từ năm 1956, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa làng được đổi thành xã. Ngày 8.10.1957, phg.Tám nằm trong các x. Tân An(tg.Bình Long), Tân Hạnh(tg.Bình An), q.Châu Thành.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập tx.Vĩnh Long; phg.Tám được lập trên cơ sở một phần ấp Tân Hưng A, Tân Hưng B(x.Tân Hạnh), một phần ấp Tân Hữu, ấp Tân Bình(x.Tân An)
Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Tám vẫn không thay đổi, thuộc t.Cửu Long. Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Tám thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. Ngày 10.4.2009[3], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Tám là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.



[1] Ngày 31.3.1886, l.Tân Hữu sáp nhập với Bình Lữ thành l.Tân Bình, tg.Bình An, hạt tham biện Vĩnh Long.
[2] Lúc này, phg.Hai bao gồm vùng đất của phg.Hai, Ba, Tám và Chín ngày nay.
[3] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.

Địa danh hành chính phường Năm

Thời chúa Nguyễn, vùng đất phg.Năm thuộc th.Tân Phú Tây, châu.Định Viễn, d.Vĩnh Trấn. Năm 1727, chợ Long Hồ được lập ở đây. Đến triều Gia Long không rõ đổi th.Tân Phú Tây thành th.Long Phụng lúc nào.
Dưới triều vua Gia Long, phần đất của phg.Năm nằm trong các th. Long Phụng(tg. An Trung, h.Vĩnh An), Mỹ Tường(tg.Vĩnh Trường, h.Vĩnh Bình). 
Dưới triều vua Minh Mạng, phg.Năm nằm trong các th.Long Phụng, Long Thanh, Mỹ Thới, Mỹ Tường, Sơn Đông(tg.Bình Long, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long).
Trãi qua các triều Thiệu Trị, Tự Đức vẫn thuộc tổng, huyện cũ. Đầu thời Pháp thuộc, phg.Năm thuộc hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long.
Từ ngày 5.1.1876 các thôn đổi thành làng, thuộc hạt tham biện Vĩnh Long. Ngày 18.6.1887, sáp nhập các làng Long Phụng, Mỹ Tường, Mỹ Thới và Thanh Mỹ[1] thành l.Thiềng Đức. Phường Năm nằm phần lớn trong l.Thiềng Đức, tg.Bình Thiềng, hạt tham biện Vĩnh Long.
Từ ngày 1.1.1900, phg.Năm thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ngày 25.1.1908 thuộc q.Long Châu; ngày 9.2.1917, phg.Năm thuộc q.Châu Thành. Ngày 24.11.1932[2], Hội đồng tỉnh đã đề nghị sáp nhập ba l.Long Thanh, Thiềng Đức, Sơn Đông thành l.Long Đức Đông; đến 1.1.1933, đề nghị được hội đồng thuộc địa thông qua thực hiện. Phường Năm nằm trọn trong l.Long Đức Đông thuộc tg.Bình Thiềng, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long.
Ngày 11.8.1942, do nhập hai tg.Bình Thiềng và Bình Thanh thành tg. Thanh Thiềng; đồng thời tách một phần đất của khu vực th.Long Phụng xưa nhập vào làng tỉnh lỵ Long Châu; lúc này phg.Năm phần lớn vẫn thuộc l.Long Đức Đông, tg.Thanh Thiềng, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long.
Về phía chính quyền cách mạng, vào năm 1947 gọi là x.Tam Long(do sáp nhập các l.Long Đức, Long Thanh và Long Mỹ) thuộc Quận Nhì. Đến năm 1948[3], tx.Vĩnh Long được lập, phg.Năm ngày nay thuộc phg.Ba, tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. Khoảng đầu năm 1961, Thị xã ủy Vĩnh Long tái lập, địa giới hành chính phg.Năm cũng có nhiều thay đổi, các phường trong kháng chiến được đổi gọi là hộ. Phường Năm thuộc phg.Ba trong kháng chiến, lúc này thuộc Hộ 5 và Hộ 6.
Từ sau năm 1956, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, làng đổi thành x.Long Đức Đông, và không rõ thời gian nào xã này giải thể, lập các  x.Long Thanh, x.Long Đức, Hộ 5, Hộ 6(x.Long Châu) đều thuộc tg. Long An, q. Châu Thành, t.Vĩnh Long.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập tx.Vĩnh Long; Hộ 5 và Hộ 6 trong kháng chiến trước đây được đổi lại tên gọi là phg. Năm.
         Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Năm vẫn không thay đổi, thuộc t.Cửu Long. 
         Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Năm thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. 
         Ngày 10.4.2009[4], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Năm là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.



[1] Theo Nguyễn Đình Tư : Từ điển địa danh hành chính Vĩnh Long, NxbCTQG, trang 1167 là l.Tân Mỹ Đông ; nhưng chúng tôi vẫn chưa truy được ở khu vực này có l.Tân Mỹ Đông mà chỉ có l.Thanh Mỹ.
[2] Theo BAC, 1932, trang 2461
[3] Theo Lịch sử phường Năm(1732-2002), Tiến sĩ Trần Mỹ Hạnh thì năm 1949 mới thành lập tx.Vĩnh Long.
[4] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.

Địa danh hành chính phường Tư

Dưới triều Gia Long, khu vực phg.Tư thuộc phần đất nằm trong th.Long Hồ, tg.Vĩnh Trường, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. 
Đến triều Minh Mạng thuộc tg.Bình Long, h.Vĩnh Bình, t.Vĩnh Long. Trãi qua các triều Thiệu Trị, Tự Đức vẫn không đổi. 
Đến đầu thời Pháp thuộc, phg.Tư vẫn thuộc th.Long Hồ, hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. 
Từ ngày 5.1.1876 đổi thôn thành làng, phg.Hai thuộc l.Long Hồ, hạt tham biện Vĩnh Long. 
Từ ngày 1.1.1900 thuộc tỉnh Vĩnh Long. Từ ngày 25.1.1908 thuộc q.Long Châu; ngày 9.2.1917 thuộc q.Châu Thành. Ngày 11.8.1942, tách một phần đất thị tứ nhập[1] vào l.Long Châu, q.Châu Thành[2].
Năm 1948, ta thành lập tx.Vĩnh Long, phg.Tư nằm trong vùng đất phg.Hai[3], tx.Vĩnh Long. Năm 1961, Phường trong kháng chiến chống Pháp, đổi thành Hộ, khu vực phg.Tư đổi thành Hộ 4(x.Long Châu), Hộ 7(x.Long Hồ).
Từ năm 1956, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa làng được đổi thành xã. Ngày 8.10.1957, phg.Tư nằm trong các x. Long Châu(tg.Long An), x.Long Hồ(tg.Phước An) thuộc q.Châu Thành.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập tx.Vĩnh Long; phg.Tư được lập trên cơ sở Hộ 4 của x.Long Châu; một phần của x.Long Hồ(từ chùa Pháp Hải đến rạch Ông Me) đổi thành phg.Bảy được khoảng 2 tháng thì nhập vào phg.Tư.
         Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Tư vẫn không thay đổi, thuộc t.Cửu Long. Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Tư thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. 
       Ngày 10.4.2009[4], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Tư là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.


[1] Phần đất này chính là tiền thân của phg.Tư ngày nay.
[2] Phần đất từ Cầu Lầu kéo dài đến chùa Pháp Hải, phần còn lại từ chùa Pháp Hải đến cầu Ông Me vẫn thuộc l.Long Hồ
[3] Lúc này, phg.Hai bao gồm vùng đất của phg.Hai, Ba, Tám và Chín ngày nay.
[4] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.

Địa danh hành chính phường Ba

Dưới triều Gia Long, khu vực phg.Ba nằm trong phần đất của các th.Tân Giai và Phước Hậu, tg. An Trung, h.Vĩnh An, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. Đến triều Minh Mạng, th.Tân Giai và Phước Hậu thuộc tg.Bình An, h.Vĩnh Bình, t.Vĩnh Long. Trãi qua các triều Thiệu Trị, Tự Đức vẫn không đổi. 
Đầu thời Pháp thuộc, phần đất phg.Ba thuộc hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. 
Đến ngày 5.1.1876, thôn đổi thành làng, phg.Ba thuộc phần đất của hai l.Tân Gia và Phước Hậu, hạt tham biện Vĩnh Long. 
Từ ngày 1.1.1900, phg.Ba thuộc tỉnh Vĩnh Long. Ngày 25.1.1908 thuộc q.Long Châu; từ ngày 9.2.1917, phg.Ba thuộc q.Châu Thành.
Ngày 31.10.1931, Hội đồng tỉnh đã thông qua việc điều chỉnh và sáp nhập l.Tân Bình và Tân Giai thành l.Tân An. Sau đó, hội đồng tỉnh đã đề nghị lên Hội đồng thuộc địa. Ngày 28.5.1932, Hội đồng thuộc địa đồng ý việc sáp nhập này. Lúc này, phg.Ba thuộc l.Tân An và Phước Hậu tg.Bình An, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long. Ngày 11.8.1942, tách một phần đất l. Tân An[1], tg.Bình An nhập vào l.Long Châu, cùng quận.
Năm 1948, thời chính quyền cách mạng, thành lập tx.Vĩnh Long, phg.Ba thuộc l.Long Châu, tx.Vĩnh Long. Năm 1961, phg.Hai trong kháng chiến chống Pháp, đổi thành Hộ 3.
Từ năm 1956, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa làng được đổi thành x.Long Châu. Ngày 8.10.1957, x.Long Châu thuộc tg.Long An, q.Châu Thành. Phường Ba vẫn nằm trong x.Long Châu thời chính quyền Sài Gòn. Sau đó, chúng tôi chưa rõ, phần x.Long Châu phân chia ra các Hộ như chính quyền cách mạng thời gian nào.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập tx.Vĩnh Long; Hộ 3 trong kháng chiến trước đây được đổi lại tên gọi là phg. Ba(gồm phần đất của Hộ 3(l.Tân Giai), ấp Tân Thuận(l.Tân An), ấp Phước Lợi(l.Phước Hậu).
Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Ba vẫn không thay đổi, thuộc t.Cửu Long. Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Ba thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. Ngày 10.4.2009[2], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Ba là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.



[1] Phần đất này thuộc một phần của l.Tân Giai xưa. Còn một phần nhỏ của l.Phước Hậu được sáp nhập vào l.Long Châu lúc nào vẫn chưa rõ.
[2] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.

Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

Đôi lời cùng bạn bè



VĂN THÁNH MIẾU VĨNH LONG(Internet)


Vinhlongsach tạo lập blogger chỉ một mục đích duy nhất là nhằm để góp phần cùng mọi người chia sẻ những thông tin tìm hiểu và nghiên cứu về Lịch sử văn hóa Nam Bộ, đặc biệt là Lịch sử văn hóa Vĩnh Long quê hương tôi.


Chúng tôi rất mong bạn bè ghé chơi, cùng bàn luận góp thêm tư liệu để cùng nghiên cứu và học tập về Lịch sử văn hóa Nam Bộ nói chung, lịch sử văn hóa Vĩnh Long nói riêng được thuận lợi và ngày càng tiến tới.


Chúng tôi trân trọng mọi người nhưng có vài đề nghị khi tham gia bình luận hoặc chia sẻ tài liệu:

- Không bình luận về các vấn đề liên quan đến chính trị, tôn giáo, sắc tộc....
- Không chấp nhận các hành động vi phạm pháp luật của nhà nước CHXHCNVN.
- Không sử dụng những từ ngữ thiếu văn hóa, không xúc phạm, nói xấu cá nhân hay các tổ chức khác.
- Không tuyên truyền các nội dung văn hóa phẩm bạo lực, đồi trụy, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
........
Trân trong





Địa danh hành chính phường Hai

Dưới triều vua Gia Long, khu vực phg.Hai ngày nay nằm trong th.Bình Lữ và Tân Giai, tg.An Trung, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. Đến triều vua Minh Mạng; hai thôn này thuộc tg. Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long; đến thời Thiện trị, Tự Đức, phg.Hai còn nằm thuộc trên phần đất của l.Tân Hữu thuộc tổng, huyện cũ.
Đầu thời Pháp cai trị, ba thôn này thuộc hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. Từ ngày 5.1.1876, ba thôn đổi thành làng l.Bình Lữ, Tân Giai, Tân Hữu. Ngày 31.3.1886, l.Tân Hữu[1] sáp nhập với Bình Lữ thành l.Tân Bình, tg.Bình An, hạt tham biện Vĩnh Long. Từ ngày 1.1.1900, phg.Hai thuộc l.Tân Bình và Tân Giai, tg.Bình An, tỉnh Vĩnh Long. Từ ngày 25.5.1908, thuộc q.Long Châu, t.Vĩnh Long. Từ ngày 9.2.1917 thuộc q.Châu thành, t.Vĩnh Long.
Ngày 31.10.1931, Hội đồng tỉnh đã thông qua việc điều chỉnh và sáp nhập l.Tân Bình và Tân Giai thành l.Tân An. Sau đó, hội đồng tỉnh đã đề nghị lên Hội đồng thuộc địa. Ngày 28.5.1932, Hội đồng thuộc địa đồng ý việc sáp nhập này. Lúc này, phg.Hai thuộc l.Tân An, tg.Bình An, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long. Đến ngày 11.8.1942, tách một phần đất nhập vào l.Long Châu[2]. Năm 1948, ta thành lập tx.Vĩnh Long, phg.Hai thuộc l.Long Châu, tx.Vĩnh Long. Năm 1961, phg.Hai trong kháng chiến chống Pháp, đổi thành Hộ 2.
Từ năm 1956, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa làng được đổi thành x.Long Châu. Ngày 8.10.1957, x.Long Châu thuộc tg.Long An, q.Châu Thành. Phường Hai vẫn nằm trong x.Long Châu thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Sau đó, chúng tôi chưa rõ, phần x.Long Châu phân chia ra các Hộ như chính quyền cách mạng.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập tx.Vĩnh Long; Hộ 2 trong kháng chiến trước đây được đổi lại tên gọi là phg. Hai.
Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Hai vẫn không thay đổi, thuộc t.Cửu Long. Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Hai thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. Ngày 10.4.2009[3], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Hai là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.




[1] Làng Tân Hữu, nguyên là th. Tân Hữu có từ thời Thiệu Trị, Tự Đức.
[2] Phần đất nhập vào l.Long Châu thuộc phần đất của ba thôn th.Bình Lữ , Tân Giai và th. Tân Hữu.
[3] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.

Địa danh hành chính phường Một


Thời chúa Nguyễn, phg.Một là trung tâm của lỵ sở d.Long Hồ. Năm 1757, chúa Nguyễn dời d.Long Hồ ở xứ Cái Bè(t.Tiền Giang) về đây. Năm Kỷ Hợi(1879), phg Một không còn là lỵ sở của d.Long Hồi, vì dinh được dời về xứ bãi Bà Lúa, đổi gọi là d.Hoằng Trấn. Năm Canh Tý(1780), d.Hoằng Trấn dời trở lại th.Long Hồ, đổi gọi là d.Vĩnh Trấn. Phường Một thuộc th. Long Hồ, tg.Bình Dương, ch.Định Viễn, d.Vĩnh Trấn.
Đến năm Mậu Thìn, Gia Long thứ 7(1808), phg.Một nằm trong khu vực của hai thôn Trường Xuân và Long Hồ vẫn thuộc thôn, tổng cũ, h. Vĩnh Bình, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh.
Dưới triều vua Minh Mạng, phg.Một thuộc thôn Long Hồ, tg.Bình Long, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. Chúng tôi chưa rõ th.Trường Xuân sáp nhập vào th.Long Hồ thời gian nào, chỉ biết đến triều vua Minh Mạng thì không thấy có tên thôn này nữa, mà th.Trường Xuân trở thành một ấp của th.Long Hồ[1]. Trung tâm phg.Một thuộc ấp Trường Xuân, th.Long Hồ. Năm Minh Mạng thứ 16(1835), phủ lỵ Định Viễn cũng dời đến đây. Trãi qua các triều vua Thiện Trị, Tự Đức, địa bàn phg.Một là tỉnh lỵ, phủ lỵ của t. Vĩnh Long. Vào năm Tự Đức thứ 18(1865), thì phủ lỵ Định Viễn dời về th.Bình Đức, tg.Bình Long, h.Vĩnh Bình, p.Định viễn,  t.Vĩnh Long.
Đến đầu thời Pháp thuộc, phg.Một vẫn thuộc th.Long Hồ, tg.Bình Long, hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. Từ ngày 5.1.1876, th.Long Hồ đổi thành l.Long Hồ; phg.Một thuộc l.Long Hồ, tổng cũ, hạt tham biện Vĩnh Long. Từ ngày 8.9.1879, tách phần đất lỵ sở của th.Long Hồ, lập thành l.Long Châu, tg.Bình Long, hạt tham biện Vĩnh Long, phg.Một lúc này thuộc l.Long Châu.
Từ ngày 1.1.1900, l.Long Châu, thuộc tỉnh Vĩnh Long; đến ngày 25.1.1908, l.Long Châu thuộc q.Long Châu; đến ngày 9.2.1917 thuộc q.Châu Thành. Đến ngày 11.8.1942, l.Long Châu nhận thêm phần đất giáp thị tứ của l.Long Hồ, Tân An, Long Đức Đông nhập vào. Sau năm 1956, l.Long Châu đổi gọi thành x.Long Châu; phg.Một[2] thuộc x.Long Châu, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long. Năm 1948, ta thành lập tx.Vĩnh Long, phg.Một vẫn thuộc l.Long Châu, tx.Vĩnh Long. Năm 1961, phg.Một trong kháng chiến chống Pháp, đổi thành Hộ 1. Từ năm 1956, làng được đổi thành x.Long Châu. Ngày 8.10.1957, x.Long Châu thuộc tg.Long An, q.Châu Thành. Phường Một vẫn nằm trong thị tứ của x.Long Châu.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập thị xã Vĩnh Long; Hộ 1 trong kháng chiến trước đây được đổi lại tên gọi là phg. Một.
Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Một vẫn không thay, thuộc t.Cửu Long. Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Một thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. Ngày 10.4.2009[3], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Một là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.



[1] Xin xem thêm Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Nxb Giáo Dục,1999, trang 111
[2] Phần trung tâm tỉnh lỵ, có chợ Vĩnh Long.
[3] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.

Lược sử địa danh hành chính phường Một

Lịch sử hình thành địa danh
Thời chúa Nguyễn, phg.Một là trung tâm của lỵ sở d.Long Hồ. Năm 1757, chúa Nguyễn dời d.Long Hồ ở xứ Cái Bè(t.Tiền Giang) về đây. Năm Kỷ Hợi(1879), phg Một không còn là lỵ sở của d.Long Hồi, vì dịnh được dời về xứ Bãi Bà Lúa, đổi gọi là d.Hoằng Trấn. Năm Canh Tý(1780), d.Hoằng Trấn dời trở lại th.Long Hồ, đổi gọi là d.Vĩnh Trấn. Phường Một thuộc th. Long Hồ, tg.Bình Dương, ch.Định Viễn, d.Vĩnh Trấn.
Đến năm Mậu Thìn, Gia Long thứ 7(1808), phg.Một nằm trong khu vực của hai thôn Trường Xuân và Long Hồ vẫn thuộc thôn, tổng cũ, h. Vĩnh Bình, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh.
Dưới triều vua Minh Mạng, phg.Một thuộc thôn Long Hồ, tg.Bình Long, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. Chúng tôi chưa rõ th.Trường Xuân sáp nhập vào th.Long Hồ thời gian nào, chỉ biết đến triều vua Minh Mạng thì không thấy có tên thôn này nữa, mà th.Trường Xuân trở thành một ấp của th.Long Hồ[1]. Trung tâm phg.Một thuộc ấp Trường Xuân, th.Long Hồ. Năm Minh Mạng thứ 16(1835), phủ lỵ Định Viễn cũng dời đến đây. Trãi qua các triều vua Thiện Trị, Tự Đức, địa bàn phg.Một là tỉnh lỵ, phủ lỵ của t. Vĩnh Long. Vào năm Tự Đức thứ 18(1865), thì phủ lỵ Định Viễn dời về th.Bình Đức, tg.Bình Long, h.Vĩnh Bình, p.Định viễn,  t.Vĩnh Long.
Đến đầu thời Pháp thuộc, phg.Một vẫn thuộc th.Long Hồ, tg.Bình Long, hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. Từ ngày 5.1.1876, th.Long Hồ đổi thành l.Long Hồ; phg.Một thuộc l.Long Hồ, tổng cũ, hạt tham biện Vĩnh Long. Từ ngày 8.9.1879, tách phần đất lỵ sở của th.Long Hồ, lập thành l.Long Châu, tg.Bình Long, hạt tham biện Vĩnh Long, phg.Một lúc này thuộc l.Long Châu.
Từ ngày 1.1.1900, l.Long Châu, thuộc tỉnh Vĩnh Long; đến ngày 25.1.1908, l.Long Châu thuộc q.Long Châu; đến ngày 9.2.1917 thuộc q.Châu Thành. Đến ngày 11.8.1942, l.Long Châu nhận thêm phần đất giáp thị tứ của l.Long Hồ, Tân An, Long Đức Đông nhập vào. Sau năm 1956, l.Long Châu đổi gọi thành x.Long Châu; phg.Một[2] thuộc x.Long Châu, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long. Năm 1948, ta thành lập tx.Vĩnh Long, phg.Một vẫn thuộc l.Long Châu, tx.Vĩnh Long. Năm 1961, phg.Một trong kháng chiến chống Pháp, đổi thành Hộ 1. Từ năm 1956, làng được đổi thành x.Long Châu. Ngày 8.10.1957, x.Long Châu thuộc tg.Long An, q.Châu Thành. Phường Một vẫn nằm trong thị tứ của x.Long Châu.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập thị xã Vĩnh Long; Hộ 1 trong kháng chiến trước đây được đổi lại tên gọi là phg. Một.
Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Một vẫn không thay, thuộc t.Cửu Long. Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Một thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. Ngày 10.4.2009[3], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Một là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.



[1] Xin xem thêm Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, Nxb Giáo Dục,1999, trang 111
[2] Phần trung tâm tỉnh lỵ, có chợ Vĩnh Long.
[3] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.

Lược sử địa danh hành chính thành phố Vĩnh Long

THÀNH PHỐ VĨNH LONG
Năm 1757, khi vua Chân Lạp là Nặc Tôn nhượng đất Tầm Phong Long cho chúa Nguyễn, để quản lý vùng đất mới, chúa Nguyễn Phúc Khoát[1] đã cho dời dinh Long Hồ, châu Định Viễn từ phía bên bờ bắc sông Tiền qua xứ Tầm Bào thuộc thôn Long Hồ[2]. Đến năm 1780 là lỵ sở của dinh Vĩnh Trấn; đến năm 1808 là lỵ sở của trấn Vĩnh Thanh.
Cây đa cửu hữu bóng cũ thành xưa
Đến năm Gia Long thứ 7(1808), thành phố chủ yếu nằm thuộc các thôn Bình Lữ, Vĩnh Tòng(Tùng), Tân Sơn, Long Phụng[3], Tân Hòa, Tân Giai (tổng An Trung, huyện Vĩnh An); thôn Long Hồ, Trường Xuân, Long Thanh[4], Mỹ Tường, Sơn Đông, Mỹ Lợi(tổng Vĩnh Trường, huyện Vĩnh Bình) đều thuộc phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh.
Đến năm Minh Mạng thứ 13(1832), diên cách thành phố nằm trong các thôn Bình Lữ, Tân Giai, Tân Hoa, Tân Hội, Tân Sơn, Vĩnh Tòng[5](tổng Bình An); thôn Long Hồ, Long Thanh, Mỹ Thới, Mỹ Tường, Sơn Đông(tổng Bình Long) đều thuộc huyện Vĩnh Bình, phủ Định Viễn, tỉnh Vĩnh Long.
  Năm 1867 các thôn thuộc hạt thanh tra Định Viễn, rồi thuộc hạt thanh tra Vĩnh Long.  Từ ngày 5.1.1876, các thôn đổi gọi là làng, thuộc hạt tham biện Vĩnh Long. Ngày 31.3.1886 làng Bình Lữ sáp nhập với làng Tân Hữu thành làng Tân Bình; làng Tân Sơn hợp với làng Vĩnh Tòng thành làng Tân Ngãi. Ngày 18.6.1887 sáp nhập các làng Long Phụng, Mỹ Thới, Mỹ Tường và Thanh Mỹ thành làng Thiềng Đức[6]
Ngày 25.1.1908, Chính quyền Pháp tổ chức thêm cấp quận; địa bàn thành phố chủ yếu thuộc quận Long Châu[7], nằm trong các làng Tân Bình, Tân Giai, Tân Hạnh, Tân Hòa, Tân Hội, Tân Ngãi và Tân Hiệp(tổng Bình An); làng Long Hồ(tổng Bình Long); làng Long Thanh, Sơn Đông, Thiềng Đức(tổng Bình Thiềng).
Ngày 9.2.1917, quận Long Châu đổi tên thành quận Châu Thành, và địa giới thành phố nằm chủ yếu trong các làng Tân Bình, Tân Giai, Tân Hòa, Tân Hội và Tân Ngãi(tổng Bình An); làng Long Hồ, Long Châu(tổng Bình Long); làng Sơn Đông, Long Thanh, Thiềng Đức(tổng Bình Thiềng). Đến ngày 24.11.1932 sáp nhập 3 làng Sơn Đông, Long Thanh, Thiềng Đức thành làng Long Đức Đông(tổng Bình Thiềng).
Ngày 11.8.1942, tách phần đất thị tứ nhập vào làng tỉnh lỵ Long Châu, cùng quận.

Sau năm 1956, làng tỉnh lỵ Long Châu được đổi thành xã Long Châu, tổng Phước An, quận Châu Thành.
 Năm 1948[8], do yêu cầu lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở nội ô, Chính quyền cách mạng lập đơn vị tx.Vĩnh Long, gồm có 3 phường: Phường Một, Phường Hai và Phường Ba[9]. Đến đầu năm 1961, Thị xã ủy Vĩnh Long được tái lập, địa giới hành chính được điều chỉnh, mở rộng ra, các Phường trước đây được đổi thành Hộ, gồm Hộ 1(Phường Một), Hộ 2(Phường Hai), Hộ 3(Phường Ba), Hộ 4 và Hộ 7(Phường Bốn), Hộ 5, Hộ 6(Phường Năm). Khoảng giữa năm 1967, nhằm chuẩn bị địa bàn cho cuộc tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968, địa giới hành chính được mở rộng ra 7 Hộ và 9 xã vùng ven là Tân Hòa, Tân Ngãi, Tân Hạnh, Phước Hậu, Long Mỹ, Thanh Đức, An Bình, Đồng Phú và Bình Hòa Phước. Từ năm 1971, địa giới hành chính của thị xã bị thu hẹp lại chỉ còn các Hộ trong nội ô; còn các xã An Bình, Bình Hòa Phước, Đồng Phú, Thanh Đức và Long Thanh thuộc huyện Cái Nhum; còn các xã: Phước Hậu, Tân Hạnh, Tân Hòa và Tân Ngãi giao về huyện Châu Thành A(nay thuộc huyện Long Hồ)[10]
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập thị xã Vĩnh Long; các Hộ trong kháng chiến trước đây được đổi lại tên gọi là Phường. Ngày 11.3.1977, huyện Châu Thành Tây tách 2 xã Tân Hòa và Tân Ngãi để sáp nhập vào thị xã.
Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long như sau: Tách các xã An Bình, Bình Hoà Phước, Đồng Phú, Thanh Đức, Tân Hạnh (trừ ấp An Hiệp và 1/2 ấp Phước Bình), và xã Long Phước (gồm ấp Phước Hanh, Phước Ngươn A, 1/2 ấp Phước Lợi A và 4/5 ấp Phước Lợi B) thuộc huyện Long Hồ để sáp nhập vào thị xã Vĩnh Long. Thành lập xã Phước Hậu thuộc thị xã Vĩnh Long trên cơ sở các ấp Phước Hanh, Phước Ngươn A, 1/2 Phước Lợi A và 4/5 Phước lợi B của xã Long Phước thuộc huyện Long Hồ mới sáp nhập vào thị xã Vĩnh Long. Sau khi mở rộng địa giới hành chính, thị xã Vĩnh Long có 7 phường là phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 8, phường 9 và 8 xã An Bình, Bình Hoà Phước, Đồng Phú, Phước Hậu, Tân Ngãi, Tân Hoà Bắc, Thanh Đức, Tân Hạnh.
Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Thị xã là tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Long. Ngày 13.2.1992, các xã Đồng Phú, An Bình, Bình Hoà Phước, Phước Hậu, Tân Hạnh, Thanh Đức được trả về huyện Long Hồ. Thị xã  còn 7 phường: 1, 2, 3, 4, 5, 8, 9 và 2 xã: Tân Hoà, Tân Ngãi. Ngày 9.8.1994[11], chia xã Tân Hòa thành 2 xã Tân Hòa và Tân Hội; Chia xã Tân Ngãi thành hai xã Tân Ngãi và Trường An.
Ngày 17 tháng 7 năm 2007, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 1010/ QĐ-BXD công nhận thị xã Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long là đô thị loại III. Ngày 10.4.2009[12], thị xã chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Thành phố có 11 đơn vị hành chính, gồm: Phường 1, Phường 2, Phường 3, Phường 4, Phường 5, Phường 8, Phường 9 và 4 xã: Trường An, Tân Ngãi, Tân Hoà, Tân Hội.




[1] Nguyễn Phúc Khoát(17141765),  húy là Hiếu, còn gọi là Võ Vương, đây là vị chúa Nguyễn thứ 8. Ông ở ngôi chúa: 1738-1765.
[2] Nay là khu vực Phường 1 – Tp Vĩnh Long.
[3] Thời chúa Nguyễn là thôn Tân Phú Tây.
[4] Mới lập.
[5] Hay còn đọc là Vĩnh Tùng.
[6] Theo Nguyễn Đình Tư  trang 1029 – 1030, thì hợp 3 làng Long Phụng, Mỹ Thới, Tân Mỹ Đông thành làng Thiềng Đức. Trong đó làng Tân Mỹ Đông đến ngày 7.5.1890 hợp với làng Hiệp An thành làng Chánh An. Ở trang 281, tác giả lại đưa ra mốc thời gian sáp nhập 2 làng Hiệp An và Tân Mỹ Đông là ngày 31.3.1886. Hai mốc thời gian này đều không thống nhất ? Vả lại, xã Chánh An hiện nay nằm ở dưới chót vót giáp với Vũng Liêm. Do đó, để làng Tân Mỹ Đông hợp với các làng Long Phụng, Mỹ Thới, Thanh Mỹ để thành làng Thiềng Đức thì không thể.
[7] Tỉnh Vĩnh Long từ  25.1.1908 có 5 quận: Long Châu, Chợ Lách, Cái Nhum, Vũng Liêm, Ba Kè.
[8] Theo tài liệu của ông Trịnh Văn Lâu, năm 1948 thành lập tx.Vĩnh Long bao gồgoofcacs x.Long Châu, Tân Giai, Thiềng Đức và một phần của các x.Long Hồ,Tân An, Long Thanh. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ Trần Mỹ Hạnh, trong « Lịch sử phường 5(1732 – 2002) » trang 7, cho biết : « Năm 1949, thành lập tx.Vĩnh Long, gồm 3 phường.....Phường Một(nguyên trạng  như Phường Một ngày nay ; Phường Hai(bao gồm vùng đất của Phường Hai, Phương Ba, Phường Tám, Phường Chín ngày nay ; Phường Ba (bao gồm vùng đất Phường Năm, x.Thanh Đức ngày nay)
[9] Phường 1 như hiện trạng ngày nay; Phường 2 gồm giới hạn: Phường 2, Phường 3, Phường 8, Phường 9, ấp  Phước Hanh, (xã Phước  Hậu), một phần xã Tân Hạnh, và một phần xã Tân Ngãi; Phường 3 bao gồm Phường 5, xã Mỹ An, Hòa Tịnh, Bình Phước, Sơn Đông.
[10] Lược ghi theo Lịch sử Đảng bộ thành phố Vĩnh Long, tập 1, trang 13 - 14
[11] Theo Nghị định 85 – CP của Chính phủ.
[12] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.