Chủ Nhật, 5 tháng 10, 2014

TẬP SÁCH: LỊCH SỬ ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH TỈNH VĨNH LONG(1732-2015) - (Bản thảo)


TRẦN THÀNH TRUNG (Biên soạn)
--------------

Lịch sử
ĐỊA DANH HÀNH CHÍNH
VĨNH LONG




NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA DÂN TỘC


Địa danh hành chính xã Tân Hội

          Xã Tân Hội có từ triều Gia Long, được gọi là thôn, thuộc tg.An Trung, h.Vĩnh An, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh; 
          Đến triều Minh Mạng th. Tân Hội thuộc tg.Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. Bấy giờ th. Tân Hội, phía Đông giáp địa phận th.Tân Hoa, lại giáp với th.An Thuận(tg.An Mỹ, h.Vĩnh An, t.An Giang), phía Tây giáp địa phận th. Phú Hữu(tg.Định Khánh, h.Vĩnh Định, t.An Giang), phía nam giáp với th.An Thuận(tg.An Mỹ, h.Vĩnh An, t.An Giang), lại giáp với th.Tân Hoa; phía Bắc giáp sông lớn, lại giáp với th.Mỹ Thuận(tg.An Trường, h.Vĩnh An, t.An Giang). 
         Đến đầu thời Pháp thuộc vẫn không thay đổi; thuộc hạt thanh tran Định Viễn, rồi Vĩnh Long; đến ngày 5.1.1876, th.Tân Hội được đổi thành l.Tân Hội. 
          Đến ngày 1.1.1900 thuộc t.Vĩnh Long. Đến ngày 19.1.1920, Chủ tỉnh Vĩnh Long ra công văn số 47 đã đệ trình dự án thay đổi, sáp nhập một số đơn vị hành chính trong tỉnh. Theo đề nghị trên thì đến ngày 22.12.1920, l.Tân Hội được sáp nhập vào l.Tân Hòa, tg.Bình An, q. Châu Thành.
Sau 30.4.1975, phần đất của xã Tân Hội, thuộc h.Châu Thành Tây[1]. Ngày 11.3.1977, việc điều chỉnh và hợp nhất một số huyện trong tỉnh, đất x.Tân Hội được sáp nhập vào tx.Vĩnh Long và thuộc x. Tân Hòa Bắc[2], t.Cửu Long. 
Ngày 26.12.1991, vùng đất xã thuộc t. Vĩnh Long, do chia tách tỉnh Cửu Long. Ngày 9.8.1994, Chính phủ ra nghị định 85-CP, tách x.Tân Hòa thành x.Tân Hội và Tân Hòa. Tên Tân Hội xã đã được khôi phục trở lại, trên phần đất của l.Tân Hội xưa. Lúc này x.Tân Hội, có diện tích đất tự nhiên 690,17ha, với 7616 nhân khẩu.
Ngày 18.10.2013, tại kỳ họp lần thứ XI (bất thường), Hội đồng Nhân dân tp.Vĩnh Long đã thông qua Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về việc thông qua đề án thành lập ph.Tân Hội thuộc tp.Vĩnh Long. Phường Tân Hòa, phía Bắc giáp x.Hoà Hưng, h.Cái Bè, t.Tiền Giang; phía Đông giáp x.Tân Hoà, tp Vĩnh Long; phía Nam giáp x.An Phú Thuận, h.Châu Thành, t.Đồng Tháp; phía Tây giáp ttr.Cái Tàu và x.Phú Hựu, h.Châu Thành, t.Đồng Tháp.




[1] Đặt Châu Thành Tây để phân biệt với h.Châu Thành Đông(Trà Vinh)
[2] Đặt x.Tân Hòa Bắc để phân biệt với x.Tân Hòa thuộc h. Tiểu Cần ?

Địa danh hành chính xã Tân Hòa

Khoảng nửa cuối thế kỷ XVIII, ông Nguyễn Tự Tôn – người có uy tính ở địa phương đã chiêu mộ lưu dân vào đây khai khẩn đất hoang và lập nên th.Tân Hoa. 
Đến triều Gia Long, th.Tân Hoa, thuộc tg. An Trung, h.Vĩnh An, p. Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. 
Đến triều Minh Mạng thôn này được đổi thành Tân Hóa[1], tg. Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. 
Phía Đông giáp địa phận th.Tân Sơn; phía Tây giáp địa phân th. Tân Hội, lại giáp địa phận th. An Thuận(tg.An Mỹ, h.Vĩnh An, t. An Giang); phía Nam giáp th. An Thuận(tg.An Mỹ, h.Vĩnh An, t. An Giang) và địa phận th. Tân Sơn; phía Bắc giáp sông lớn và th. Tân Hội. 
Đến thời Pháp thuộc, th. Tân Hóa vẫn thuộc tg. Bình An, hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. Từ ngày 5.1.1876, đổi gọi là làng, thuộc hạt tham biện Vĩnh Long. 
Từ ngày 1.1.1900 thuộc t.Vĩnh Long. Khoảng năm 1910, đổi gọi là l. Tân Hòa thuộc q. Long Châu. Đến ngày 18.6.1887, nhận một rẻo đất từ l. Phú Thạnh, giáp rạch Dơi về phía Nam; đồng thời tách một rẻo đất sáp nhập vào l.Tân Nhơn; đến ngày 15.9.1900, sáp nhập một phần đất của l.Tân Nhơn giải thể; 
Ngày 22.12.1920, l. Tân Hội giải thể, sáp nhập vào l.Tân Hòa, thuộc q. Châu Thành. Sau năm 1956 là xã thuộc tg.Bình Long, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long. 
Sau 30.4.1975 xã thuộc h.Châu Thành Tây[2]. Ngày 11.3.1977, việc điều chỉnh và hợp nhất một số huyện trong tỉnh, x.Tân Hòa và Tân Ngãi được sáp nhập vào tx.Vĩnh Long. Sau đó một thời gian, x.Tân Hòa đổi thành x.Tân Hòa Bắc[3], vẫn thuộc tx.Vĩnh Long, t.Cửu Long. 
Ngày 26.12.1991, xã thuộc t. Vĩnh Long, do chia tách tỉnh Cửu Long; tuy nhiên sau thời gian này x.Tân Hòa Bắc được đổi gọi x.Tân Hòa(?). 
Ngày 9.8.1994, Chính phủ ra nghị định 85-CP, x.Tân Hòa được tách ra thành lập xã mới Tân Hội. Xã Tân Hòa, có diện tích đất tự nhiên 576,89ha, với 7141 nhân khẩu.
Ngày 18.10.2013, tại kỳ họp lần thứ XI (bất thường), Hội đồng Nhân dân tp.Vĩnh Long đã thông qua Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về việc thông qua đề án thành lập ph.Tân Hòa thuộc tp.Vĩnh Long. Phường Tân Hòa, phía Bắc giáp x.Hoà Hưng, h.Cái Bè, t.Tiền Giang; phía Đông giáp x.Tân Ngãi, tp.Vĩnh Long; phía Nam giáp x.Tân Hạnh, h.Long Hồ và x.An Phú Thuận, h.Châu Thành, t.Đồng Tháp; phía Tây giáp x.Tân Hội, tp.Vĩnh Long, và x.An Phú Thuận, h.Châu Thành, t.Đồng Tháp.




[1] Việc đổi do kỵ húy của Hoàng hậu Hồ Thị Hoa (1790-1807), vợ của vua Minh Mạng, mẹ đẻ của vua Thiệu Trị. Bà người gốc Biên Hòa, là con gái của Phúc Quốc Công Hồ Văn Bội và mẹ là Hoàng thị.
[2] Đặt Châu Thành Tây để phân biệt với h.Châu Thành Đông(Trà Vinh)
[3] Đặt x.Tân Hòa Bắc để phân biệt với x.Tân Hòa thuộc h. Tiểu Cần ?

Địa danh hành chính xã Tân Ngãi

Nguyên xưa dưới triều vua Gia Long, x.Tân Ngãi thuộc phần đất của hai th. Tân Sơn và Vĩnh Tòng, tg.An Trung, h.Vĩnh An, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh.
Đến triều Minh Mạng, vẫn thuộc thôn cũ, tg.Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. 
Đến đầu thời Pháp thuộc vẫn đặt thuộc làng , tổng cũ. Đến ngày 7.5.1890 nhập hai l.Tân Sơn và Vĩnh Tòng lại thành l.Tân Ngãi, tg.Bình An, hạt Vĩnh Long. 
Từ ngày 1.1.1900 thuộc t.Vĩnh Long. Từ ngày 25.1.1908 thuộc q.Long Châu; đến ngày 9.2.1917, thuộc quận Châu Thành cùng tỉnh. 
Từ sau 30.4.1975, thuộc h. Châu Thành Tây, t.Cửu Long. 
Đến ngày 11.3.1977 thuộc tx.Vĩnh Long; đến ngày 26.12.1991 thuộc t.Vĩnh Long do chia tách tỉnh Cửu Long. 
Ngày 9.8.1994, x.Tân Ngãi được tách ra thành x.Tân Ngãi và x. Trường An[1]. Lúc này, x.Tân Ngãi có diện tích đất tự nhiên là 665,94ha, với 8144 nhân khẩn.
Ngày 18.10.2013, tại kỳ họp lần thứ XI (bất thường), Hội đồng Nhân dân tp.Vĩnh Long đã thông qua Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về việc thông qua đề án thành lập ph.Tân Ngãi thuộc tp.Vĩnh Long. Phường Tân Ngãi: phía Bắc giáp x.Hoà Hưng, h.Cái Bè, t.Tiền Giang và x.An Bình, h.Long Hồ; phía Đông giáp với x.Trường An, tp.Vĩnh Long; phía Nam giáp với x.Tân Hạnh, h.Long Hồ; phía Tây giáp với x.Tân Hoà, tp.Vĩnh Long.



[1] Theo Nghị Định số 85-CP của Chính phủ.

Địa danh hành chính xã Trường An

Xã Trường An, nay thuộc tp. Vĩnh Long. 
Nguyên xưa xã nằm trong phần đất của hai thôn Tân Sơn, Vĩnh Tùng(Tòng), tg.An Trung, h.Vĩnh An, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. 
Đến thời vua Minh Mạng, vẫn thuộc thôn cũ, tg.Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. 
Đến đầu thời Pháp thuộc vẫn đặt thuộc làng , tổng cũ. Đến ngày 7.5.1890 nhập hai l. Tân Sơn và Vĩnh Tòng lại thành l. Tân Ngãi, tg.Bình An, hạt Vĩnh Long; từ ngày 1.1.1900 thuộc t.Vĩnh Long. 
Từ ngày 25.1.1908 thuộc q.Long Châu; đến ngày 9.2.1917, thuộc quận Châu Thành cùng tỉnh. 
Từ sau 30.4.1975, thuộc h. Châu Thành Tây, t.Cửu Long. 
Đến ngày 11.3.1977 thuộc tx.Vĩnh Long; đến ngày 26.12.1991 thuộc t.Vĩnh Long do chia tách tỉnh Cửu Long. 
Ngày 9.8.1994, x. Trường An được lập trên cở sở tách xã Tân Ngãi thành x.Tân Ngãi và x. Trường An[1]. Lúc này, x.Trường An có diện tích là 582,13ha, với 6137 nhân khẩn.
Ngày 18.10.2013, tại kỳ họp lần thứ XI (bất thường), Hội đồng Nhân dân tp.Vĩnh Long đã thông qua Nghị quyết số 12/NQ-HĐND về việc thông qua đề án thành lập ph.Tân Ngãi thuộc tp.Vĩnh Long.
 Phường Trường An: phía Bắc giáp x.An Bình, h.Long Hồ; phía Đông giáp Phường 9, tp.Vĩnh Long; phía Nam giáp x.Tân Hạnh, h.Long Hồ; phía Tây giáp x.Tân Ngãi, tp.Vĩnh Long.



[1] Theo Nghị Định số 85-CP của Chính phủ.

Địa danh hành chính phường Chín

Dưới thời vua Gia Long, phg.Chín nằm phần lớn trong th.Bình Lữ, tg.An Trung, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. 
Đến thời vua Minh Mạng vẫn thuộc th.Bình Lữ, tg.Bình An, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. Bấy giờ, th. Bình Lữ phía Đông và Nam giáp địa phận th.Tân Giai; phía Tây giáp địa phận 2 thôn Tân Sơn và Tân Hạnh; phía Bắc giáp địa phân th.Tân Sơn và sông lớn. 
Đến triều vua Thiệu Trị, Tư Đức, khi th.Tân Hữu được lập thì phg.Chín nằm trong phần đất chủ yếu của hai thôn Bình Lữ và Tân Hữu, thuộc tổng, huyện, phủ cũ. 
Đến đầu thời Pháp thuộc, th.Bình Lữ và Tân Hữu thuộc hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. 
Ngày 5.1.1876, thôn được đổi gọi là làng; phg.Chín nằm trong khu vực hai làng Bình Lữ và Tân Hữu thuộc hạt tham biện Vĩnh Long. 
Ngày 31.3.1886, hai l.Bình Lữ và Tân Hữu sáp nhập lại với nhau thành lập l.Tân Bình thuộc tổng cũ. 
Ngày 1.1.1900, phg.Chín thuộc làng, tổng cũ, t.Vĩnh Vĩnh Long. Ngày 25.5.1908 thuộc q.Long Châu; đến ngày 9.2.1917 thuộc q.Châu Thành. 
Ngày 31.10.1931, Hội đồng tỉnh đã thông qua việc điều chỉnh và sáp nhập l.Tân Bình[1] và Tân Giai thành l.Tân An. Sau đó, hội đồng tỉnh đã đề nghị lên Hội đồng thuộc địa. 
Ngày 28.5.1932, Hội đồng thuộc địa đồng ý việc sáp nhập này. Lúc này, phg.Chín nằm trong phần đất thuộc l.Tân An, tg.Bình An, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long.
 Năm 1948, ta thành lập tx.Vĩnh Long, phg.Tám nằm trong vùng đất pg.Hai[2], tx.Vĩnh Long. Năm 1961, phg.Hai trong kháng chiến chống Pháp, đổi thành .............(?).
Từ năm 1956, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa làng được đổi thành xã. Ngày 8.10.1957, phg.Chín nằm trong các x. Tân An(tg.Bình Long), q.Châu Thành.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập tx.Vĩnh Long; phg.Chín được lập trên cơ sở x.Tân An(ấp Tân Hữu, Tân Bình), Long Châu[3], một phần ấp Tân Long Hữu(x.Tân Ngãi).
Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Chín vẫn không thay đổi, thuộc t.Cửu Long. 
Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Chín thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. Ngày 10.4.2009[4], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Chín là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.



[1] Ngày 31.3.1886, l.Tân Hữu sáp nhập với Bình Lữ thành l.Tân Bình, tg.Bình An, hạt tham biện Vĩnh Long.
[2] Lúc này, phg.Hai bao gồm vùng đất của phg.Hai, Ba, Tám và Chín ngày nay.
[3] Một phần nhỏ đất của l.Tân Bình trước đây nhập vào(1942)
[4] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.

Địa danh hành chính phường Tám

Dưới triều vua Gia Long, phg.Tám nằm trong phần đất của th. Tân Hạnh, tg. An Trung, h.Vĩnh Bình, p.Định Viễn, tr.Vĩnh Thanh. Dưới triều vua Minh Mạng, phg.Tám vẫn nằm trong th.Tân Hạnh, Tân Giai, tg.Bình An, p.Định Viễn, t.Vĩnh Long. Đồng thời, phg.Tám nằm trên phần đất của l.Tân Hữu thời Thiệu Trị, Tự Đức. Đến đầu thời Pháp thuộc, phg.Tám vẫn nằm trên phần đất của 3 làng: Tân Hạnh, Tân Giai và Tân Hữu, tg.Bình An, hạt thanh tra Định Viễn, rồi Vĩnh Long. Đến ngày 5.1.1876, các thôn đổi thành làng Tân Hạnh, Tân Giai, Tân Hữu thuộc hạt tham biện Vĩnh Long.  Từ ngày 1.1.1900, phg.Tám thuộc l.Tân Hạnh, Tân Bình và Tân Giai, tg.Bình An, tỉnh Vĩnh Long. Từ ngày 25.5.1908, thuộc q.Long Châu, t.Vĩnh Long. Từ ngày 9.2.1917 thuộc q.Châu thành, t.Vĩnh Long. Ngày 31.10.1931, Hội đồng tỉnh đã thông qua việc điều chỉnh và sáp nhập l.Tân Bình[1] và Tân Giai thành l.Tân An. Sau đó, hội đồng tỉnh đã đề nghị lên Hội đồng thuộc địa. Ngày 28.5.1932, Hội đồng thuộc địa đồng ý việc sáp nhập này. Lúc này, phg.Tám phần đất nằm thuộc l.Tân Hạnh, Tân An, tg.Bình An, q.Châu Thành, t.Vĩnh Long.
 Năm 1948, ta thành lập tx.Vĩnh Long, phg.Tám nằm trong vùng đất pg.Hai[2], tx.Vĩnh Long. Năm 1961, phg.Hai trong kháng chiến chống Pháp, đổi thành Hộ 2.
Từ năm 1956, dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa làng được đổi thành xã. Ngày 8.10.1957, phg.Tám nằm trong các x. Tân An(tg.Bình Long), Tân Hạnh(tg.Bình An), q.Châu Thành.
Sau 30.4.1975, thành lập tỉnh Cửu Long, phần đất của quận Châu Thành được tách ra thành lập tx.Vĩnh Long; phg.Tám được lập trên cơ sở một phần ấp Tân Hưng A, Tân Hưng B(x.Tân Hạnh), một phần ấp Tân Hữu, ấp Tân Bình(x.Tân An)
Ngày 17.4.1986, Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam ra quyết định số 44/HĐBT, điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Vĩnh Long, địa giới phg.Tám vẫn không thay đổi, thuộc t.Cửu Long. Ngày 26.12.1991, tỉnh Cửu Long được tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh. Phường Tám thuộc tx.Vĩnh Long, t.Vĩnh Long. Ngày 10.4.2009[3], thị xã Vĩnh Long chuyển lên thành thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Long. Phường Tám là một trong mười một xã phường thuộc tp.Vĩnh Long.



[1] Ngày 31.3.1886, l.Tân Hữu sáp nhập với Bình Lữ thành l.Tân Bình, tg.Bình An, hạt tham biện Vĩnh Long.
[2] Lúc này, phg.Hai bao gồm vùng đất của phg.Hai, Ba, Tám và Chín ngày nay.
[3] Theo Nghị định số 16/NĐ-CP của Chính phủ.